Bộ NN&PTNT: Kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan có chuyển biến tích cực

07/02/2023 10:15 (GMT+7)
Ngày 6/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn Bộ trưởng, Thứ trưởng liên Bộ Uzbekistan do Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Ngoại thương Ông Laziz Kudratov làm trưởng đoàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 22,59 tỷ USD, tăng 4,8%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 10,92 tỷ USD, tăng 22,9%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 16,93 tỷ USD, tăng 6,1%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 2,38 tỷ USD, tăng 26,7%; ... Năm 2022, cán cân thương mại ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ước đạt thặng dư 8,5 tỷ USD, tăng 29,9% so với thặng dư thương mại 2021.

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh Bộ NN&PTNT)

Việt Nam và Uzbekistan có quan hệ lâu đời với tiềm năng phát triển hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp hai nước mang tính bổ sung cho nhau. Hai bên đã ký kết Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật năm 2011 và Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011). Gần đâ,y hai bên cũng đã ký một số thỏa thuận cấp kỹ thuật như Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Nông nghiệp Tashkent. Trước đó, Viện nghiên cứu thủy sản 1 đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nuôi trồng thủy sản với Trung tâm thực nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản Uzbekistan.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan có chuyển biến tích cực gần đây nhưng vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Cụ thể, kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh từ 22 triệu USD năm 2015 lên gần 90 triệu USD/năm năm 2021. Năm 2022, dự kiến khoảng 100 triệu USD và cán cân xuất nhập khẩu hai bên tương đối cân bằng. Uzbekistan có nhu cầu nhập khẩu nông sản nhiệt đới (chè, thủy sản, cà phê, cao su), thực phẩm, hàng thủ công và có khả năng cung cấp cho Việt Nam bông, phân bón, hoa quả khô...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (Ảnh Mard)

Về Hợp tác chuyên gia,  kể từ 2018, hàng năm Việt Nam đều cử 2-3 chuyên gia lúa gạo và thủy sản sang hợp tác nhằm giúp Uzbekistan quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển và chọn tạo giống lúa phù hợp tăng năng suất và chất lượng. Hiện nay, hợp tác lúa gạo hai bên đang rất tốt, năng suất các mô hình lên tới 9-10 tấn/ha tại Uzbekistan. Các chuyên gia Việt Nam đã lai tạo được nhiều giống phù hợp với địa phương và có thể chuyển giao nhân giống.

Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ Uzbekistan xem xét đưa ra các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, và thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp nói chung và Việt Nam nói riêng đến đầu tư tại Uzbekistan về thuê đất, giảm thuế, hỗ trợ vốn vay. Trong lĩnh vực lúa gạo và thủy sản, Uzbekistan cần có kế hoạch hợp tác lâu dài với Việt Nam đồng thời có đề án/chiến lược dài hạn để kêu gọi kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ (FAO, Nhật…) nhằm tăng cường an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hai bên cần tăng cường hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa các viện trường của hai nước; tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia vào các hội chợ, triển lãm được tổ chức tại mỗi nước.

Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Ngoại thương Uzbekistan Ông Laziz Kudratov cảm ơn Việt Nam đã cử chuyên gia sang Uzbekistan để phát triển sản xuất lúa gạo. Ông mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác để có thêm nhiều giống lúa mới hiệu quả, thích hợp với điều kiện khí hậu Uzbekistan. Thời gian tới, Uzbekistan muốn thành lập một trung tâm giống lúa tại nước này. Song song với đó là tiến hành đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trồng lúa. Dự định, cuối tháng 2/2023, Uzbekistan sẽ ký hợp đồng đào tạo thạc sỹ với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.  

Quân Vũ (t/h)

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hội nhập quốc tế
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.