TP. Hồ Chí Minh: Không để thiếu hàng, sốt giá Tết cổ truyền Kỷ Hợi

02/10/2018 11:30 (GMT+7)
Trong quý 4/2018, TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các tỉnh, trang trại, đơn vị sản xuất để đảm bảo hàng hóa dồi dào, chất lượng, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá trong dịp Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019.
tp ho chi minh khong de thieu hang sot gia tet nguyen dan ky hoi
TP. Hồ Chí Minh sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá dịp Tết 2019

Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018, định hướng phát triển các tháng cuối năm do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều ngày 1/10/2018.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, trong đó có một số lĩnh vực có mức tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước đạt 903.652 tỷ đồng, tăng 7,89% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,92%, khu vực nông nghiệp tăng 6,18%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 9 ước đạt khoảng 88.565 tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 769.327 tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,8%).

Lĩnh vực thương mại dịch vụ không chỉ tăng trưởng về doanh thu mà số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cũng đã tăng mạnh so với trước. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ có 24.264 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 272.892,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 5,4% về số lượng so cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm ước đạt 28,2 tỷ USD, tăng 7,7% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu một số nước và vùng lãnh thổ tăng nhanh như Indonesia (tăng 62,5%), Đài Loan (64,4%), Úc (47%), Ấn Độ (39,9%)... Một số mặt hàng xuất khẩu được duy trì và có mức tăng gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 26,5%, tăng 13,9%; gạo chiếm 2,7%, tăng 9,3%; rau quả chiếm 1,8%, tăng 29,8%; thủy sản chiếm 2,6%, tăng 13,9%.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay nguồn vốn đổ nhiều vào ngành bất động sản và ngành bán buôn, bán lẻ. Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung cho đến thời điểm này là 673.486 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Phân theo ngành nghề thu hút vốn đăng ký thì ngành kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (40,7%), tiếp theo là bán buôn và bán lẻ chiếm 15,1%.

Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành bất động sản, bán buôn và bán lẻ cũng đứng đầu nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có vốn đầu tư nhiều nhất (27,7%); bất động sản chiếm 20,2%. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, tính đến nay có 711 dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đạt 640,57 triệu USD, tăng 22,8% số dự án cấp mới và bằng 70% vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Tại cuộc họp, ngoài đánh giá về sự phát triển ổn định của ngành Công Thương trong thời gian gần đây, ông Phạm Thành Kiên cho biết, ngành Công Thương thành phố đang gấp rút thực hiện chương trình sản xuất sản phẩm chủ lực của thành phố. Theo đó, có 7 nhóm sản phẩm chủ lực và 1 sản phẩm tiềm năng đã được định hình. Các sản phẩm chủ lực này được đánh giá là thực tế và có nhiều đóng góp cho kinh tế thành phố, đặc trưng riêng của thành phố mà các tỉnh thành khác chưa sản xuất được.

Ngoài tổ chức hội chợ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quốc tế vào tháng 12 tới, trong quý 4/2018, ngành Công Thương thành phố đang phối hợp với các tỉnh thành, trang trại, đơn vị sản xuất hàng hóa để phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

“Hàng hóa phục vụ Tết dự kiến tăng khoảng 20% sản lượng so với Tết năm ngoái và chú trọng đến khâu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp có khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, ngành Công Thương sẽ hỗ trợ tối đa không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá trong dịp Tết sắp tới” - ông Kiên nói thêm.

Cũng tại đây, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Thành Phong - yêu cầu, các sở ngành không dàn trải mà cần tập trung giải quyết những vấn đề cần thiết của kinh tế, xã hội từ nay đến cuối năm 2018 và kế hoạch 2019. Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm bắt thông tin nhanh nhạy trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động như hiện nay để giúp các doanh nghiệp hoạch định kinh doanh hiệu quả.

Đối với thị trường từ nay đến cuối năm, ông Phong chỉ đạo các sở ngành tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, tiêu thụ ổn định, nhất là các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng Tết.

Ngoài sản xuất hàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát thị trường, chống hàng gian hàng giả, đầu cơ, găm hàng, tạo cơn sốt giá làm rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người dân.

Thế Vĩnh

 

Có thể bạn quan tâm: hàng tết
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sở hữu trí tuệ
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.