Nợ xấu và chi phí dự phòng bào mòn lợi nhuận ngân hàng ABB

25/01/2022 19:50 (GMT+7)
Ngân hàng ABBank (ABB) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2021 hơn 359 tỷ, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý 4/2021, nguồn thu chính của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) là thu nhập lãi thuần đạt 869 tỷ đồng, tăng 27,5% so với quý cùng kỳ của năm 2020. Các ngoài thu ngoài lãi cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, lãi từ dịch vụ tăng 162% đạt 142 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác tăng 51,6% đạt gần 115 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh báo lãi gấp 36 lần, ghi nhận hơn 54 tỷ đồng.

Lợi nhuận của ngân hàng ABB trong quý 4/2021 tiếp tục giảm so với 2 quý trước đó.

Đáng chú ý, trong quý 4/2021 hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ABB hơn lỗ 51 tỷ đồng, trong khi quý 3/2021 vẫn lãi hơn 32 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm gần 47%, chỉ còn gần 223 tỷ đồng.

Trong quý 4/2021, chi phí hoạt động của ngân hàng ABB đạt 716 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, tăng đến 85,5% so với quý 3/2021. Đồng thời, ngân hàng này này tăng chi phí dự phòng rủi ro, trích đến 281 tỷ đồng trong quý cuối năm 2021, gấp 2,6 lần cùng kỳ.

Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế quý 4 của ABBank lần lượt là 359 tỷ và 281 tỷ đồng, giảm lần lượt 21,4% và 23,2% so với cùng kỳ.

Năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước. Do đó, Ngân hàng ghi nhận lãi trước và sau thuế năm gần 1.959 tỷ đồng và gần 1.560 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 39%.

Nếu so với kế hoạch tăng trưởng 44% được đề ra cho cả năm 2021, ABBank đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế đã đề ra.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản ngân hàng ABB tăng nhẹ 4,4% so với đầu năm, lên mức 121.695 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng của ngân hàng này đến cuối 2021 giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn gần 67.840 tỷ đồng. Tiền vay các tổ chức tín dụng khác gấp đôi đầu năm, ghi nhận 7.520 tỷ đồng

Trong khi đó, cho vay khách hàng của ngân hàng ABBank đến cuối năm 2021 tăng 9% so với đầu năm, lên mức 68.984 tỷ đồng. Dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân đạt 33.174 tỷ đồng, dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 16.609 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 10% so với đầu năm.

Đáng chú, cuối quý 4 nợ xấu của ngân hàng đạt gần 1.423 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Cụ thể, so với cùng kỳ,  Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 30,6% lên hơn 272 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ giảm 27% còn 360 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn tăng 27% lên mức 790 tỷ đồng, chiếm gần 56% tổng nợ xấu.

Tuấn Hải - Lý Vương

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.