Cục Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

23/09/2017 (GMT+7)
Theo Báo cáo của Cục Hải quan Lạng Sơn, từ 01/01/2014 đến 30/8/2017, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và xử phạt 5 vụ vi phạm theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP), về các hành vi “buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa)’ và “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu”. Tổng số tiền phạt: 194.162.913 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp: 76.472.000 đồng và buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Theo Báo cáo của Cục Hải quan Lạng Sơn, từ 01/01/2014 đến 30/8/2017, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và xử phạt 5 vụ vi phạm theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP), về các hành vi “buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa)’ và “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu”. Tổng số tiền phạt: 194.162.913 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp: 76.472.000 đồng và buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.


Kiểm tra hàng hóa NK tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: M.Hùng

Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, sau khi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) được ban hành, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức tại các đơn vị thuộc để triển khai áp dụng vào thực tiễn công tác.

Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) quy định rõ ràng, cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thẩm quyền xử phạt, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành, tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiến, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cúng như các hành vi vi phạm hành chính có liên quan, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành Hải quan.

Ngoài nhóm hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện trên địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, vẫn còn có hành vi vi phạm hành chính được đồng thời quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi tắt là Nghị định số 127/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, 02 Nghị định lại quy định chế tài xử phạt khác nhau đối với cùng một hành vi vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử lý khi cơ quan hải quan phát hiện hành vi vi phạm này trên địa bàn hoạt động hải quan.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi “Quá cảnh hàng hóa không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh”. Trong khi Điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP) quy định mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân cà từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi “Vận chuyển hàng hóa quá cảnh không đúng tuyến đường, lộ trình, cửa khẩu quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng”.

Khái niệm “hàng giả” theo quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP còn tồn tại bất cập. Theo quy định được dẫn chiếu nêu trên, “hàng giả” bao gồm “Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác”. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn và bao bì hàng hóa ghi tên và địa chỉ của thương nhân không có thực thì không được coi là giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác, nên không thể áp dụng Khoản 2 Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP để xử phạt, cũng không có chế tài để xử lý hành vi vi phạm này. Trên thực tế, hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn và bao bì hàng hóa ghi tên và địa chỉ của thương nhân không có thực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền của người tiêu dùng “được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (Khoản 2 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010) và hành vi này thực chất là hành vi cung cấp cho người tiêu dùng thông tin sai lệch về thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (một nội dung quan trọng trong các thông tin về hàng hóa), do đó hành vi này là một trong những hành vi bị cấm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc che dấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàn hóa, dịch vụ cung cấp”.

Chính do bất cập trong quy định của pháp luật mà hành vi vi phạm nêu trên của doanh nghiêp không bị xử phạt.

Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị điều chính chế tài xử phạt phù hợp, thống nhất giữa các Nghị định quy định xử phạt trong các lĩnh vực khác nhau đối với các hành vi vi phạm giống nhau.

Đồng thời, sửa đổi khái niệm “hàng giả” quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP theo hướng: Quy định “hàng giả” bao gồm “hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi không đúng tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa”.


Theo BCĐ389

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng thật, hàng giả
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.