Lạng Sơn: Đề xuất bổ sung cảng cạn mới đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển thương mại biên giới

20/04/2024 13:20 (GMT+7)
Nhằm đảm bảo việc xuất nhập khẩu được thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy công tác quản lý, phát triển thương mại biên giới, vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị bổ sung cảng cạn tại Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Dự án Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư. Diện tích sử dụng đất của dự án là 143,7ha, trong đó giai đoạn 1 sử dụng 58,15ha (bao gồm 48,15ha cho mặt bằng vận hành và 10ha cho taluy). Địa điểm dự án tại xã Phú Xá và xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư của dự án là 3.299 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 660 tỷ đồng. Phân kỳ đầu tư: giai đoạn 1 là 1.015 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 2.284 tỷ đồng.

Những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát triển tương đối ổn định, phát huy được vai trò quan trọng của tỉnh trong phát triển quan hệ thương mại biên giới và khai thác thị trường Trung Quốc.

Tiềm năng phát triển cùng với điều hiện hạ tầng giao thông thuận lợi đến các cửa khẩu của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Từ cửa khẩu của Tỉnh trung chuyển đi cả nước khá dễ dàng, thuận tiện trên cả đường bộ và đường sắt, đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanh XNK qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, bốn cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam là những cửa khẩu chính có lượng hàng hóa thông qua lớn. Tại các cửa khẩu trên vẫn xảy ra hiện tượng ùn tắc kéo dài vào thời điểm mùa vụ nông nghiệp, cuối năm, đặc biệt thời điểm dịch Covid-19 vừa qua.

Do đó, việc bổ sung chức năng cảng cạn tại Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ đảm bảo đủ điều kiện để hàng hóa xuất nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương mại biên giới.

Đặc biệt, hàng container có thể thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu ngay tại vị trí dự án (mở kẹp chì, đóng rút hàng, đóng thuế xuất nhập khẩu, thể hiện trên vận đơn vị trí điểm đi/điểm đến của hàng hóa…).

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn (Ảnh minh hoạ)

Việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu trong khu trung chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu ngay tại đây mà không cần phải thực hiện tại cảng biển hay cửa khẩu, rút ngắn được thời gian luân chuyển hàng hóa, tránh ùn tắc phương tiện, đặc biệt là ở các vị trí thông quan.

Tại văn bản, UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, dự án đảm bảo các điều kiện cần về hạ tầng kết nối giao thông, cơ sở hạ tầng, quỹ đất xây dựng để hình thành cảng cạn theo quy định. Cụ thể:

Dự án nằm tuyến hành lang vận tải hàng hóa huyết mạch, hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hồ Chí Minh - Mộc Bài, kết nối với cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh qua hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả nước, kết nối với nước bạn Trung Quốc.

Dự án kết nối trực tiếp với Quốc lộ 1A và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (kết nối đường bộ) và kết nối trực tiếp với đường sắt Bắc – Nam, đảm bảo điều kiện có ít nhất 2 phương thức vận tải.

Dự án có tổng diện tích 143,7ha, trong đó riêng giai đoạn đang triển khai xây dựng là 58ha, lớn gấp nhiều lần quy định tối thiểu theo quy định. Trong dự án đang triển khai xây dựng nhà làm việc cho cơ quan Hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các cơ quan chức năng khác.

Cơ sở hạ tầng của Dự án đảm bảo xây dựng đầy đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổt.

Từ đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch cảng cạn tại khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trên địa bàn xã Phú Xá và xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ sung cảng cạn tại dự án vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn.

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 3 cảng cạn.

Bao gồm: Cảng cạn Yên Trạch (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), kết nối hạ tầng giao thông (đường bộ: Quốc lộ 1; đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn), kết nối cửa khẩu Lạng Sơn. Giai đoạn đến 2030 có diện tích quy hoạch là 5ha và năng lực thông qua là 50.000 Teu/năm, giai đoạn đến 2050 có diện tích dự kiến là 85ha.

Cảng cạn Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), kết nối hạ tầng giao thông (đường bộ: Quốc lộ 1; đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn), kết nối cửa khẩu Lạng Sơn. Giai đoạn đến 2030 có diện tích quy hoạch là 15-20ha và năng lực thông qua là 150.000 – 200.000 Teu/năm, giai đoạn đến 2050 có diện tích dự kiến là 50ha.

Cảng cạn Na Dương (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), kết nối hạ tầng giao thông (đường bộ: Quốc lộ 4B; cao tốc Lạng Sơn – Trà Lĩnh), kết nối cảng biển Quảng Ninh với cửa khẩu Lạng Sơn, giai đoạn đến 2050 có diện tích dự kiến là 45ha

Bùi Tuấn Anh

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.