Cụ thể hóa trách nhiệm phối hợp trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

05/10/2017 (GMT+7)
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu- Đó là một trong những quy định tại dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi có yêu cầu- Đó là một trong những quy định tại dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.


Công chức Hải quan và Biên phòng Quảng Nam trao đổi thông tin về phương tiện XNC. Ảnh: M.Hùng

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm, theo đề nghị của cơ quan Hải quan thì cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường có trách nhiệm: Phối hợp lực lượng, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giải người vi phạm; Phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lấy lời khai, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án;  Phối hợp trong việc lập hồ sơ và xử lý các vụ việc vi phạm.

Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã làm tốt vai trò nhiệm vụ Thường trực giúp việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong chỉ đạo, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng. Chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, giám sát việc kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế nhằm chống các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước. Chỉ đạo lực lượng Hải quan đẩy mạnh thực hiện các biện pháp kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại khắp các khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát hải quan, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc vi phạm.

Tại các địa phương lực lượng Hải quan  phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường... trong thực hiện nhiệm vụ theo từng địa bàn, từng thời điểm; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, đảm bảo kiểm soát đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, điều chỉnh lực lượng giữa các đơn vị để ưu tiên tăng cường lực lượng cho hoạt động kiểm soát chống buôn lậu tại các địa bàn phạm vi hoạt động hải quan trọng điểm để kiểm soát số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu... Lực lượng Hải quan đã phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an tổ chức điều tra cơ bản. Nắm chắc tình hình ma túy và hoạt động của tội phạm ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu, các địa bàn, tuyến trọng điểm, phức tạp về ma túy,...nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả, ma túy và mua bán người.

Ngoài ra, ngành Hải quan đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương trong công tác kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất, không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy và tăng cường công tác hợp tác quốc tế với Hải quan các nước, cơ quan phòng, chống ma túy của Mỹ, Úc, Nhật, Hàn quốc, Hồng Kông... trong đó tập trung vào việc trao đổi thông tin và đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kiểm soát ma túy và tiền chất.

Chẳng hạn như sự phối hợp của Hải quan với lực lượng Công an: Trong địa bàn hoạt động Hải quan:  Khi có yêu cầu của lực lượng Hải quan, lực lượng Cảnh sát có trách nhiệm hỗ trợ lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ để phhối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm và các hành vi khác vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng chống người thì hành công vụ nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong địa bàn hoạt động hải quan. Khi lực lượng Cảnh sát có yêu cầu tiến hành các hoạt động điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ và các chất ma tuý qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì trao đổi trước với lãnh đạo Hải quan có thẩm quyền để phối hợp thực hiện.

Ngoài địa bàn hoạt động hải quan: Khi lực lượng Cảnh sát có yêu cầu, lực lượng Hải quan các cấp có trách nhiệm hỗ trợ lực lượng, phương tiện, biện pháp để phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm và các hành vi khác vi phạm pháp luật.  Khi có yêu cầu của lực lượng Hải quan, lực lượng cảnh sát các cấp có trách nhiệm hỗ trỡ lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ thực hiện việc xác minh, truy đuổi, truy tìm, bắt giữ tội phạm hoặc đối tượng có hành vi khác vi phạm pháp luật từ địa bàn hoạt động hải quan chạy ra.

Đối với việc xử lý các vụ án thì các vụ án do lực lượng Hải quan xác lập, điều tra theo thẩm quyền, khi có yêu cầu phối hợp bằng văn bản và được lãnh đạo lực lượng cảnh sát có thẩm quyền phê duyệt thì lực lượng Cảnh sát phải thực hiện theo đúng những quy định phối hợp được nêu tại điểm 1, 2 trên. Trong trường hợp phải tạm giam, tạm giữ đối tượng vi phạm thì lực lượng cảnh sát tiếp nhận theo đúng quy định của phát luật. Khi lực lượng Hải quan chuyển giao hồ sơ vụ án thì lực lượng cảnh sát có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Kết thúc điều tra, lực lượng cảnh sát phải thông báo bằng văn bản kết quả điều tra, xử lý cho lực lượng Hải quan.

Đối với các chuyên án do lực lượng cảnh sát xác lập, điều tra, khi có yêu cầu phối hợp bằng văn bản và được lãnh đạo lực lượng Hải quan có thẩm quyền phê duyệt thì lực lượng Hải quan phải thực hiện theo đúng những quy định phối hợp được nêu tại điểm 1.2 trên. Khi kết thúc điều tra, lực lượng Cảnh sát thông báo bằng văn bản kết quả điều tra, xử lý những vấn đề liên quan cho lực lượng Hải quan phối hợp.

Trong trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn hành vi phạm tội, bắt giữ đối tượng, phương tiện, tang vật phạm pháp, lực lượng được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng kịp thời, đồng thời báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp.

Với những vụ, việc vi phạm hành chính hoặc những vụ, việc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà hai lực lượng phối hợp điều tra thì phải bàn bạc để thống nhất hình thức, mức độ xử lý theo đúng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không thống nhất, phải báo cáo cấp trên trực tiếp của hai lực lượng để chỉ đạo.

Chủ động tham gia phối hợp thực hiện sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật, cơ chế, chính sách không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng các cấp nâng cao hiệu quả công tác.

Phối hợp xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, phương án tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý; xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm tại địa bàn lĩnh vực quảm lý để tổ chức phối hợp bắt giữ đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Trong đó, quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng…

T.Hằng - BCĐ389
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng thật, hàng giả
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.