Du lịch với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

09/11/2018 1:40 (GMT+7)
Đó là chủ đề của hội thảo do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 8/11 với mục đích nhận diện đầy đủ hơn vai trò của ngành Du lịch với tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các ý kiến đóng góp, chia sẻ, định hướng và giải pháp của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại biểu tham dự.

 

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Du lịch là ngành kinh tế giữ được sự tăng trưởng liên tục, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế. Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành nhiều chính sách để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Tại các địa phương, du lịch đang ngày càng được đầu tư, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược để góp phần phát triển du lịch theo hướng quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Theo báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, sự phát triển của Du lịch đã tác động tích cực vào việc làm, tăng thu nhập quốc dân, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch đóng góp trực tiếp trên 2,5 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Phát triển Du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Du lịch còn đóng vai trò khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài... đồng thời còn tạo việc làm, kích thích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các lễ hội... bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Do đó, phát triển du lịch chính là hướng đi đúng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Tại hội thảo, nhiều tham luận đã được trình bày như: Tác động của du lịch Việt Nam đến phát triển kinh tế; Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; Một số suy nghĩ về xu hướng phát triển du lịch thế giới, chiến lược phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch hiện đại ở Việt Nam; Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; du lịch Hà Nội đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô...

Đa số các đại biểu cho rằng, việc tăng trưởng phát triển du lịch luôn là vấn đề quan trọng trong bối cảnh du lịch ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cần tìm các giải pháp vừa đảm bảo phát triển du lịch, vừa bảo vệ, gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên, môi trường du lịch là việc cần được ưu tiên. Để du lịch phát triển bền vững, trong thời gian tới, theo các đại biểu cần tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách visa, mở cửa bầu trời, thu hút đầu tư nước ngoài... đồng thời phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên, đặc biệt là việc khai thác giá trị các di sản để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, cần đầu tư về công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Hoang Anh

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sản xuất
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.