Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động quảng cáo dịch vụ Khám bệnh, chữa bệnh trong kinh doanh

31/05/2023 12:20 (GMT+7)
LTS: Trong thời gian gần đây, hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh đang được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Mặc dù có nhiều đơn vị thực hiện tốt các quy định của Pháp luật liên quan đến việc quảng cáo hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn có những đơn vị chấp hành chưa tốt, chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Dược phẩm, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN) và các Dịch vụ y tế của các đơn vị y tế tư nhân.

Để quản lý về vấn đề này, ngày 29/3/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa và Quảng cáo” được sửa đổi bổ sung tại Nghị định Số: 129/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 “Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Thể thao; Quyền tác giả, Quyền liên quan; Văn hóa và Quảng cáo” và Nghị định số Số: 128/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 “Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa và Quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ/CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Thể thao; Quyền tác giả, Quyền liên quan; Văn hóa và Quảng cáo”.

Nhiều cơ sở Y tế quảng cáo dịch vụ chưa đầy đủ nội dung được quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

Liên quan đến lĩnh vực quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong kinh doanh của các đơn vị. Vấn đề này được quy định rất chặt chẽ tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Mặc dù quy định đã có hiệu lực hơn 2 năm nay, nhưng đa phần hiện nay quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được đăng tải trên các nền tảng internet (mạng xã hội và website) vẫn chưa được nhiều đơn vị thực hiện theo đúng quy định. Đặc biệt là các hệ thống y tế tư nhân.

Trao đổi với PV, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo có quy định:

“1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.”

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết:

Đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, thì những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng. Số tiền xử phạt vi phạm rất lớn và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn. Cụ thể:

Điều 56 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;

b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật

Qua khảo sát của Phóng viên, tại một số hệ thống y tế tư nhân lớn ở địa bàn Tp. Hà Nội, đều có những dấu hiệu không đúng trong việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh, được quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Khi trao đổi thông tin, các đơn vị đều có ý kiến cho rằng trong quá trình thực hiện quảng cáo dịch vụ y tế chưa nắm bắt đầy đủ những quy định. Sau khi được phản ánh, các đơn vị đều kịp thời bổ sung thông tin còn thiếu.

Về việc chấp hành của các cơ sở y tế trên địa bàn đối với quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, khi tiến hành hoạt động quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế Hà Nội cho biết, nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa nắm rõ được các quy định của nhà nước về quảng cáo dịch vụ đặc biệt (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bộ Y tế, Sở Y tế) trước khi thực hiện việc giới thiệu, quảng cáo theo quy định.

Việc quản lý báo chí, các phương tiện truyền thông không thuộc thẩm quyền ngành Y tế, nên ngành Y tế rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn, ngăn chặn quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trái phép trên báo chí, các phương tiện truyền thông.

Các ngành (Thông tin Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch) cần tăng cường mạnh công tác kiểm tra, quản lý, ngăn chặn việc quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trái phép trên báo chí, phương tiện truyền thông thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt do ngành Y tế quản lý (chữa bệnh, khám bệnh, thuốc chữa bệnh…). Tăng cường tuyên truyền Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Từ khi Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021; Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 80 cơ sở (năm 2021: 05 cơ sở; năm 2022: 38 cơ sở; năm 2023: 37 cơ sở) với tổng số tiền phạt: 2.880.000.000đ, trong đó: Đối với tổ chức: 48 cơ sở (Công ty, doanh nghiệp). Số tiền phạt: 2.160.000.000đ; Đối với cá nhân: 32 cá nhân (hộ kinh doanh). Số tiền phạt: 720.000.000đ.

Hà Điệp

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.