Mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng tốt FTA

19/11/2020 18:25 (GMT+7)
Muốn khai thác hiệu quả các FTA thế hệ mới trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương nhìn nhận cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, trước tiên cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được củng cố. Ảnh: N.Linh

Trong những năm qua, quy mô thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, lần đầu tiên vượt mức 500 tỷ USD vào năm 2019, đạt mức xuất siêu kỷ lục (10,87 tỷ USD). Cùng với tiêu dùng nội địa, xuất khẩu đã cho thấy vai trò quan trọng, là trụ cột trong tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020.

Hiện, Bộ Công Thương đang tiến hành đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, để ban hành Chiến lược xuất nhập khẩu cho thời kỳ mới.

Đại diện lãnh đạo Bộ này cho hay, để tiếp tục phát triển xuất khẩu một cách bền vững, trong thời gian tới cần xác định lại vị trí, vai trò của các thị trường xuất nhập khẩu trong xu hướng chuyển dịch mới gắn với từng mặt hàng, từng thị trường.

Cùng với đó, tính toán, xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng có lợi thế, đặc biệt là sang các thị trường đã có Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Đáng chú ý, muốn khai thác hiệu quả các FTA thế hệ mới trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương nhìn nhận cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, trước tiên cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh.

Thứ hai là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, Bộ Công Thương nêu rõ giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Thứ ba là, triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu: Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu.

Xây dựng năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu.

Yếu tố thứ tư được Bộ Công Thương đề cập tới là nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Thứ năm là, tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp; đồng thời đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu.

Yếu tố cuối cùng được Bộ Công Thương đề cập là tạo lập một chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, bắt đầu từ các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu.

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được củng cố. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ có 11 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2011, Việt Nam có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm 2019, con số này là 32 mặt hàng, chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Hải Quan Online

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hội nhập quốc tế
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.