Bán buôn và bán lẻ trong thời đại số: Thương mại điện tử xuyên biên giới đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội

01/08/2024 9:40 (GMT+7)
(KD&BM) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ trên nền tảng số tại Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ và thách thức lớn.

Theo báo cáo của Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), tỷ trọng của ngành bán buôn và bán lẻ đã đóng góp 9,83% vào GDP năm 2023. Hiện nay, Việt Nam có hơn 54.000 doanh nghiệp bán lẻ, hơn 200.000 doanh nghiệp bán buôn, 9.000 chợ truyền thống và 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa.

Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đang ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Từ năm 2018 đến 2023, doanh thu từ thương mại điện tử B2B Việt Nam tăng trưởng trung bình trên 20% mỗi năm. 

Năm 2018, doanh thu đạt 8,06 tỷ USD, và đến năm 2023, thị trường này đã mở rộng đạt 20,5 tỷ USD. 

Thương mại điện tử xuyên biên giới vượt khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu (Ảnh: BNEWS/TTXVN)

Thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Trung bình mỗi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến 4 lần mỗi tháng. Vị trí địa lý gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN là lợi thế lớn giúp thị trường này phát triển.

Theo báo cáo của Momentum Works, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực trong năm 2023. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam năm 2023 đã tăng 52,9% so với năm trước đó, trong khi Thái Lan tăng 34,1%. Việt Nam đã vượt qua Philippines, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba khu vực, chỉ sau Indonesia - thị trường lớn nhất với 46,9% GMV khu vực và tốc độ tăng trưởng 3,7%.

Mặc dù vậy, Vụ Kinh tế số và Xã hội số cũng chỉ ra nhiều khó khăn mà ngành bán buôn và bán lẻ tại Việt Nam phải đối mặt. Các cửa hàng truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh do khả năng tiếp cận thị trường hạn chế. Bán buôn và bán lẻ trực tuyến cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các khu vực và quốc gia lân cận. Thương mại điện tử bị nước ngoài chiếm lĩnh, dẫn đến nhiều rủi ro về an ninh hàng hóa và tài chính.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang đặt ra thách thức lớn đối với bán buôn và bán lẻ Việt Nam, đặc biệt khi Trung Quốc đã cải thiện đáng kể hoạt động ngoại thương. Thời gian giao hàng xuyên biên giới từ Trung Quốc đã giảm từ 5-10 ngày xuống còn 1-3 ngày.

Ngoài ra, bán buôn và bán lẻ tại Việt Nam còn thiếu hụt các nền tảng công nghệ để kết nối người bán và người mua B2B với các đối tác toàn cầu. Hạ tầng logistics và nền tảng thanh toán đồng bộ chưa phát triển đủ để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Nguồn hàng và thị trường tiêu thụ vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống.

Trong tương lai, để ngành bán buôn và bán lẻ Việt Nam có thể phát triển bền vững, cần tập trung vào việc nâng cấp hạ tầng công nghệ, cải thiện logistics và tạo ra các nền tảng thanh toán hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, nghĩa là “Doanh nghiệp với Doanh nghiệp”. B2B là một hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, giữ nhà bán sỉ và bán lẻ. Cũng có thể hiểu đơn giản là một doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho một doanh nghiệp khác.

Lam Giang

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hội nhập quốc tế
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.