Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Bắc và ý nghĩa

02/02/2019 21:40 (GMT+7)
Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu mâm ngũ quả, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước.

Tùy theo từng vùng miền, mâm ngũ quả cũng được thể hiện nhiều loại quả khác nhau, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và giống cây trồng của từng vùng miền đó. Cũng chính vì thế, mâm ngũ quả ngày tết ở ba vùng Bắc, Trung, Nam cũng thể hiện một ý nghĩa riêng của nó.
Từ xa xưa, người miền Bắc đã bày mâm ngũ quả trong ngày tết theo thuyết “ngũ hành” với ý nghĩa vạn vật dung hòa cùng đất trời. Đây là một trong những quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Đông, thế giới được tạo nên từ 5 yếu tố “ngũ hành”: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mâm ngũ quả miền Bắc theo thuyết ''ngũ hành'' gồm có 5 loại quả khác nhau (ảnh minh họa, nguồn internet)

Mâm ngũ quả sẽ được kết hợp từ 5 loại quả có màu sắc khác nhau biểu trưng cho thuyết “ngũ hành” cấu thành vũ trụ, trời và đất. Mâm ngũ quả miền Bắc có 5 loại quả. Trong đó, chuối xanh và bưởi là hai loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết, bên cạnh đó, quất, đu đủ và thanh long cũng được sử dụng nhiều.

Cách bày trí, sắp xếp từng loại quả cũng có những quy luật nhất định để thể hiện ý nghĩa tốt đẹp, đen lại nhiều điều may mắn cho mỗi gia đình trong dịp năm mới. Đồng thời, màu sắc của mỗi loại quả cũng phải được xếp hài hòa, xen kẽ với nhau thể hiện đạt được ngũ phúc lâm môn (phúc, quý, thọ, khang, ninh).

Để trình bày một mâm ngũ quả thể hiện được những đặc trưng của khu vực Bắc Bộ, bao giờ, nải chuối cũng phải đặt dưới cùng, ở vị trí chính giữa để đỡ toàn bộ các loại quả còn lại. Chuối trong mâm ngũ quả bày theo số lượng nải lẻ 1; 3 hoặc 5 và phải là chuối xanh, điều này tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm.

Chuối xanh và bưởi là hai loại quả không thể thiếu được trong mâm ngũ quả của khu vực miền Bắc.

Được đặt chính giữa, bên trên nải chuối là quả bưởi mang hi vọng về một năm mới hạnh phúc. Quả bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang, may mắn. Những năm trở lại đây, nhiều gia đình còn thay bưởi bằng quả phật thủ mang ý nghĩa về bàn tay của phật luôn bảo vệ, chở che cho mỗi thành viên trong gia đình.

Những quả quất có màu vàng rực rỡ được đặt xen kẽ vào nải quả chuối, tô điểm xung quanh cho mâm ngũ quả; đây cũng là loại quả mang tới sự thành đạt, thuận lợi trong công danh theo quan niệm của dân gian xưa.

Đối với quả đu đủ thông thường sẽ được đặt ở vị trí bên tay phải với mâm ngũ quả. Trùng từ “đủ” nên quả đu đủ mang ý nghĩa đủ đầy, thịnh vượng cho mỗi gia đình trong suốt năm. Cùng với đó, thanh long là loại quả có vỏ màu hường gợi lên ý nghĩa rồng mây hội tụ, mang tới sự cát tường, thịnh vượng, may mắn.

Hiện nay, do hoa quả và trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày tết của khu vực miền Bắc ngày càng phong phú hơn, người ta có thể thay thế, cho thêm một số loại quả để tượng trưng cho những điều tốt lành trong năm mới. Cho dù, bày biện có khác biệt và nhiều quả hơn trước nhưng mâm ngũ quả ngày tết vẫn mang một ý nghĩa đem đến sự an khang, thịnh vượng đối với gia chủ.

Vũ Cừ (Tổng hợp)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Gia đình
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.