1.516 chung cư cũ ở Hà Nội: Phải trả lại không gian cho sinh hoạt cộng đồng

06/10/2017 (GMT+7)
(PL&XH) - Hiện tại, Hà Nội có khoảng 1.516 chung cư cũ với qui mô từ 2 đến 5 tầng, cơ bản được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1990, tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (là khu vực hạn chế phát triển theo quy hoạch chung đã được được phê duyệt) và Hoàng Mai, Thanh Xuân.
(PL&XH) - Hiện tại, Hà Nội có khoảng 1.516 chung cư cũ với qui mô từ 2 đến 5 tầng, cơ bản được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1990, tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (là khu vực hạn chế phát triển theo quy hoạch chung đã được được phê duyệt) và Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Tuân thủ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Tại các buổi tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV sắp tới, đoàn đại biểu Quốc hội TP đã báo cáo cử tri trả lời của UBND TP về các kiến nghị cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn.

Hiện tại, Hà Nội có khoảng 1.516 chung cư cũ với qui mô từ 2 đến 5 tầng, cơ bản được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1990, tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (là khu vực hạn chế phát triển theo quy hoạch chung đã được được phê duyệt) và Hoàng Mai, Thanh Xuân. Hầu hết các khu nhà này đã được chuyển đổi từ hình thức sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân theo Nghị định 61/CP, đến nay đã xuống cấp về chất lượng công trình, bị quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cần cải tạo, xây dựng lại.

Những năm qua, TP đã giao các nhà đầu tư điều tra, xác định ranh giới nghiên cứu quy hoạch, xây dựng nhiệm vụ thiết kế quy hoạch các khu chung cư cũ và đang trong quá trình thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. “Tuy nhiên, đến nay kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, mới chỉ tập trung xử lý được một số công trình nguy hiểm cấp D nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, UBND TP cho biết.

Ngày 30-9-2016, UBND TP đã giao 19 đơn vị thực hiện lập Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 với 28 khu chung cư cũ. Sau khi đồ án lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu chung cư cũ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, TP sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đủ khả năng, năng lực tài chính thực hiện cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ theo quy định.

Một trong các khó khăn khác được UBND TP chỉ ra là trước đây một số ít dự án được chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo tự cân đối tài chính, người dân được tái định cư tại chỗ với hệ số cao hơn quy định (K lớn hơn hoặc bằng 2). Còn hiện nay, các dự án phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, vấn đề này không thể tiếp tục thực hiện, nên người dân so sánh, không ủng hộ dự án, nhất là các hộ gia đình ở tầng 1 có lợi thế kinh doanh và sử dụng diện tích đất lấn chiếm.

Bên cạnh đó, vướng mắc còn do Nghị định số 101/2015/NĐ-CP về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư còn nhiều nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội, cần sửa đổi.

nh Nhiều khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp, cần sớm cải tạo, xây dựng mới
Nhiều khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp, cần sớm cải tạo, xây dựng mới. Ảnh Thịnh An

 

Thu hẹp diện tích kinh doanh, bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng

Với kiến nghị về diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng, UBND TP đang xem xét và giao Sở Xây dựng triển khai một số phương án giải quyết kiến nghị của người dân.

Cụ thể, với nhà chung cư theo thiết kế được duyệt có diện tích sinh hoạt cộng đồng nhưng chưa đưa vào sử dụng thì phải bố trí sử dụng sinh hoạt cộng đồng ngay. Trường hợp đang sử dụng vào mục đích khác thì phải chấm dứt ngay để bố trí làm nơi sinh hoạt cộng đồng, thực hiện xong trong quý III năm 2017.

Với nhà chung cư tái định cư theo thiết kế được duyệt không có diện tích sinh hoạt cộng đồng nhưng có diện tích kinh doanh dịch vụ còn trống thì phải rà soát, đề xuất ngay nơi bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng (diện tích 0,8m2 x số căn hộ trong tòa nhà chung cư) để UBND TP xem xét quyết định cho chuyển mục đích sử dụng. Nếu có diện tích kinh doanh dịch vụ đang cho thuê thì cũng phải rà soát, yêu cầu bên thuê thuê thu hẹp diện tích thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê sau khi hết thời hạn thuê để chuyển mục đích sử dụng từ kinh doanh dịch vụ sang làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Thời gian thực hiện việc này xong trong năm 2017.

Trường hợp không thể bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng theo tòa nhà chung cư thì đề xuất bố trí sử dụng chung theo cụm nhà chung cư (nếu các tòa nhà nhà chung cư này liền kề), đồng thời công khai để người dân được biết.

Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, khu vực lõi đô thị (4 quận nội thành cũ) cần phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu xuống còn 0,8 triệu người. Do đó, việc đảm bảo cân đối tài chính cho nhà đầu tư, cải thiện diện tích ở cho người dân trong khu vực dự án, hạn chế tăng dân số tại khu vực này là không khả thi. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu TP Hà Nội kiểm soát chiều cao các công trình xây dựng trong các quận nội thành nên việc khai thác dự án để tự cân đối tài chính sau khi đã đảm bảo tái định cư tại chỗ của các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Phương Thảo / PL&XH

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bàn luận xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.