MV mới ra mắt của Sơn Tùng M-TP gây tác động tiêu cực đến giới trẻ?

29/04/2022 13:40 (GMT+7)
MV mới đây của Ca sỹ Sơn Tùng M-TP bị dư luận chỉ trích gay gắt do chứa thông điệp độc hại, gây tác động tiêu cực đến cuộc sống của giới trẻ.

Nội dung độc hại, phản cảm

Sơn Tùng M – TP được đông đảo giới trẻ biết đến như một ngôi sao âm nhạc với dòng nhạc hiphop pha lẫn chất liệu Rock hiện đại, nhiều MV của nam ca sĩ đã vươn ra khỏi thị trường âm nhạc trong nước. Thể hiện tham vọng chinh phục thị trường âm nhạc quốc tế với những sản phẩm âm nhạc khác biệt, mang tính đột phá.

Tuy nhiên MV “There is no one at all” của Sơn Tùng M – TP lên sóng tối 28/4 lại mang nội dung theo chiều hướng cổ súy cho những hành động ủ dột, thiếu ý chí vươn lên và kết thúc bằng việc làm vô nghĩa.

Thời gian gần đây khi nhiều vụ việc liên quan đến các bạn trẻ học sinh, đã có những hành động nông nổi, kết thúc cuộc sống bằng cách "nhảy lầu". Khiến các bậc làm cha mẹ hết sức lo ngại, có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng vấn nạn này trở thành trao lưu. Và kêu gọi các gia đình, Nhà trường cần có các biện pháp, tuyên truyền, giáo dục, chia sẻ với con trẻ nhằm hạn chế tối đa những điều đáng tiếc xẩy ra.

Quay lại với MV mới của Sơn Tùng. Theo đó, trong “There is no one at all”, Sơn Tùng vào vai là một chàng trai mồ côi, có tuổi thơ khốn khó và lớn lên trong cô nhi viện.

 Lớn lên anh trở thành một kẻ lang thang, ngang tàn, có lối sống bất cần. Coi việc vô cơ tấn công người khác như một cách để khẳng định bản thân, và sự có mặt của mình trong thế giới mà anh ta vô cùng bất mãn.

Sau những gì anh đã phải trải qua, như một cách để trả thù cuộc đời đó là anh đã tìm đến cái chết bằng cách nhảy lầu tự vẫn.

Hình ảnh xuất hiện trong MV mới của Sơn Tùng M-TP

Ngoài ra trong MV còn chứa nhiều cảnh bạo lực, phản cảm. Tuy nhiên lại không có bất kỳ cảnh báo nào cho người xem. Điều này khiến nam ca sĩ bị chỉ trích dữ dội.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng: “Có lẽ Tùng (Sơn Tùng – PV) chưa làm cha mẹ, Tùng không biết nhiều cha mẹ sẽ giật mình sợ hãi khi con họ xem MV này. Nhất là khi liên tục những vụ nhảy lầu tự tử đã diễn ra khiến các bậc làm cha, làm mẹ chưa hết bàng hoàng. Thêm một “thôi thúc” nữa từ thần tượng “Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, thay vì do dự, hãy quyết đoán”. Nên sáng nay, trên khắp các mặt báo, nhiều cha mẹ đã thót tim sợ hãi.”

Trong khi đó, ông Lâm Minh Chánh -  giảng viên trường Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni nhận định, trong MV, Sơn Tùng đã không chọn cách chiến đấu khác với cuộc đời mà đã chọn nhảy lầu như là một sự phản kháng cuối cùng, một lối thoát cho tình cảnh “không có một ai”. Cũng có thể Sơn Tùng muốn nói đến thân phận của những người cô đơn, nói đến sự thờ ơ của xã hội.

“Nhưng vấn đề là với lượng fan rất lớn, gồm nhiều bạn trẻ, cách chọn nhảy lầu của Sơn Tùng có thể ảnh hướng đến suy nghĩ của fan, và các bạn trẻ có thể bắt chước cách từ bỏ đó cho những hoàn cảnh cô độc hay khó khăn của mình”, ông Chánh lo ngại.

“There is no one at all” bị tố đạo nhái

Khi xem qua MV There is no one at all, nhiều khán giả đã phát hiện ra điểm trùng hợp với MV Crooked đình đám một thời do G-Dragon thực hiện. Cụ thể, phân cảnh Sơn Tùng M-TP đang đi trên đường phố và cố tình xen vào giữa một đôi nam nữ cũng xuất hiện tương tự trong sản phẩm của trưởng nhóm BIGBANG.

Bên cạnh đó, hình ảnh nam ca sĩ lật đổ bàn ăn của mọi người khiến khán giả liên tưởng đến cảnh quay na ná của G-Dragon. Đồng thời, cảnh sao nam K-pop chạy trong đường hầm cũng bị khán giả cho rằng được Sơn Tùng M-TP "tái hiện" lại.

Ngoài Crooked  GO của G-Dragon, MV There is no one at all còn bị tố giống nhiều sản phẩm âm nhạc khác từ BIGBANG. Cụ thể, cảnh Sơn Tùng M-TP vung tay vào gương cũng từng được G-Dragon thực hiện trong MV Haru Haru. Hay pha đạp gương xe cũng được Seungri diễn trong sản phẩm Loser.

Pha đạp kính xe ô tô được em út BIGBANG và Sơn Tùng M-TP thực hiện. 
(Ảnh: YouTube BIGBANG, Sơn Tùng M-TP Official)

There is no one at all cũng có một số tình tiết giống với MV của BTS. Theo đó, phân cảnh nam ca sĩ gốc Thái Bình nằm co ro trên giường trắng từng được Jin diễn xuất qua trong I Need U. Đồng thời, đoạn Sơn Tùng M-TP bị bắt và áp mặt lên xe, liên tục thay đổi sắc mặt cũng xuất hiện ở MV Run.

Quy tắc ứng xử của Nghệ sỹ trên không gian mạng

Ngày 13/12/2021, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Trong đó có nêu về quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp;

Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.

Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khai thác các phương pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.

Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của quốc tế góp phần xây dựng, phát triển nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đồng thời phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.

Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.

Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Ngoài ra liên quan đến việc quản lý thông tin trên mạng xã hội, Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) vừa qua đã giao các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm thông tin xấu, độc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân trên mạng, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội; xử lý, ngăn chặn, gỡ và yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ các thông tin nêu trên.

Trong trường hợp không xác định được nhân thân, tổ chức, cá nhân vi phạm, bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại thông tư 38/2016/TT-BTTTT.

Mặt khác, Bộ TT-TT đang tích cực phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam nhằm hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn; giúp người dùng nhận biết và cảnh giác đối với các thông tin xấu, độc, giả mạo...

Lam Giang

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.