Định nghĩa doanh nghiệp thành công từ các nhà khởi nghiệp

17/10/2019 10:00 (GMT+7)
Khởi nghiệp giống như đang việc chèo lái một con tàu chưa rõ đích đến, trong đó chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm để con tàu vừa đi đúng hướng vừa không bị nhấn chìm. Một trong những đích đến chung của những con tàu này, không gì khác, chính là thành công. Song, “thành công” thực sự là gì?

 

image for FlamingoImages/Getty ImagesẢnh: FlamingoImages/Getty Images

 

 Khởi nghiệp giống như đang việc chèo lái một con tàu chưa rõ đích đến, trong đó chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm để con tàu vừa đi đúng hướng vừa không bị nhấn chìm. Một trong những đích đến chung của những con tàu này, không gì khác, chính là  thành công. Song, “thành công” thực sự là gì? 

Có lẽ, câu trả lời đơn giản nhưng chính xác nhất chính là: định nghĩa về thành công ở mỗi người mỗi khác. Thành công của doanh nghiệp cũng vậy, chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách nhìn nhận của người chủ. 

Thiết lập chiến lược và tạo ra các mục tiêu cần đạt được trong suốt quá trình phát triển là một cách hiệu quả để định nghĩa thành công cho doanh nghiệp.

Thiết lập chiến lược kinh doanh thành công 

Những mục tiêu dài hạn sẽ giúp chúng ta nhận thức được ý nghĩa của thành công, mà cụ thể là  liệt kê những ý tưởng ra giấy. Cụ thể, đặt ra những mục tiêu doanh nghiệp cần hướng tới trong 1 năm, 5 năm và 10 năm tới và tưởng tượng viễn cảnh công ty trong từng giai đoạn. Sau mỗi năm, hãy  xem xét lại bản kế hoạch ban đầu để thấy được sự thay đổi trong tầm nhìn. 

Cần lưu ý, những mục tiêu đặt ra cần khách quan và rõ ràng nhất có thể. Những tiêu chuẩn này được tập hợp khá đầy đủ trong mô hình phương pháp SMART – specific (cụ thể), measurable (đo lường được), attainable (trong tầm khả năng), relevant (có liên quan) và time-oriented (xác định về mặt thời gian). 

Bên cạnh đó, nghiên cứu rõ những yếu tố như lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh và khách hàng giúp mục tiêu đặt ra có tính thực tế và xứng đang với thời gian cũng như công sức bỏ ra. 

Thực hiện hóa mục tiêu trong thực tế doanh nghiệp

Những mục tiêu kinh doanh thường được đặt ra trong dài hạn, yêu cầu nhiều thời gian và công sức của nhiều người để thực hiện. Do đó, bước đầu tiên để thực hiện hóa mục tiêu kinh doanh chính là phân tích chúng. Việc phân tích có thể diễn ra theo bất cứ cách nào, miễn phù hợp với cá nhân chủ doanh nghiệp và công ty.  

Theo sau đó sẽ là quy trình theo dõi mục tiêu thực hiện. Cũng như bước đầu tiên, việc này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu đặc thù của công ty, song vẫn cần đảm bảo rà soát được những mục tiêu nào đã được thực hiện và (chúng) diễn ra trong bao lâu. 

Nên nhớ, mục tiêu hoàn toàn có thể thay đổi và yêu cầu sự điều chỉnh linh hoạt, bản kế hoạch  cần dành ra khoảng trống cho sự điều chỉnh bởi đôi khi, thất bại lại là điều không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp ấy, hướng về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty có thể trở thành động lực rất lớn giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn.

Cuối cùng, việc ăn mừng những thành tựu đạt được khi hoàn thành mục tiêu cũng rất quan trọng. Nó đóng vai trò như sự ghi nhận công sức mà toàn bộ đội ngũ điều hành và nhân viên đã bỏ ra và từ đó, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục phát triển. 

Những chìa khóa quyết định thành công

Cũng như mọi yếu tố khác trong khởi nghiệp, không chỉ có một chìa khóa cụ thể nào dẫn đến thành công. Một phương pháp hiệu quả với doanh nghiệp này có thể lại không áp dụng được với doanh nghiệp khác và cần nhiều lần thử nghiệm, đúc rút từ sai lầm trước khi tìm ra phương pháp hiệu quả nhất. 

Sarkis Hakopdjanian, giám đốc chiến lược và chủ nhân Business Clinic gợi ý nên khởi đầu với mục tiêu rõ ràng và khiến tất cả những đối tượng có liên quan đến công việc kinh doanh hiểu rõ mục tiêu đó. 

Điều kế tiếp là đảm bảo kế hoạch kinh doanh phản ánh chính xác định hướng doanh nghiệp. Với một số nhà khởi nghiệp như Paige Arnof-Fenn, nhà sáng lập kiêm CEO của Mavens & Moguls, tăng trưởng chỉ vì lợi nhuận thì hoàn toàn vô nghĩa, song khi nó đi kèm với những khách hàng thú vị, cùng doanh nghiệp giải quyết những vấn đề quan trọng thì sẽ trở thành động lực khiến bạn luôn yêu thích và hào hứng với công việc.

Trong khi đó, chìa khóa thành công với Mike Falahee, chủ nhân kiêm CEO của Marygrove Awning Co. nằm ở những nguyên tắc cơ bản, bao gồm: tôn trọng khách hàng, trả lương cho nhân viên một cách xứng đáng và sở hữu một sản phẩm tuyệt vời.

Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch và tổ chức doanh nghiệp một cách chu đáo cũng là yếu tố không nên bỏ qua chính là. 

Nhận diện thành công

Có rất nhiều cách để biết được thời điểm gặt hái thành công. Thành công có thể đến từ những yếu tố khách quan như số liệu phản ánh lợi nhuận, vị trí đứng đầu trong lĩnh vực hay các yếu tố chủ quan như thành tựu cá nhân hay cảm giác an toàn của người điều hành doanh nghiệp.

Viễn cảnh về một doanh nghiệp thành công với Deborah Sweeney, CEO của MyCorporation là một công ty vui vẻ (buzzing) với những nhân viên hạnh phúc với công việc và yêu thích đội nhóm của mình, có danh tiếng tốt trên mạng xã hội, có những công ty đồng chí hướng muốn bắt tay hợp tác. 

Còn Holly Knoll, nhà tư vấn doanh nghiệp, thành công là sự kết hợp hài hòa giữa những mục tiêu cá nhân và mục tiêu chuyên môn, khi công việc tư vấn không chỉ giúp ích cho khách hàng mà còn cân bằng với những mục tiêu cá nhân cô đặt ra.

Phạm Nhật

 

Có thể bạn quan tâm: khởi nghiệp
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.