Bài toán kép quản lý mạng xã hội

19/11/2020 8:40 (GMT+7)
Mạng xã hội thu hút nhiều cá nhân đầu tư thời gian và công sức, không chỉ đơn thuần là một thú chơi, mà còn vì một nguồn thu nhập. Giá trị ảo của mạng xã hội lại mang đến những con số thật trong tài khoản chủ nhân, khiến cho mọi “công nghệ” hoặc mọi “kỹ nghệ” đều gây hứng thú cho các “nhà sản xuất nội dung”.

Ảnh minh hoạ: ST

Trong tháng 10/2020, cơ quan chức năng đã xử phạt liên tục hai lần đối với một kênh Youtube vi phạm. Số tiền mà đối tượng phải nộp phạt là 17,5 triệu đồng, hoàn toàn quá thấp so với số tiền thu được hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hơn là làm sao nhanh chóng tìm được những clip nhảm nhí để khoanh vùng xử phạt.

Theo các chuyên gia truyền thông số, thì chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng giữa yếu tố “độc và lạ” và “độc hại” để xác định sản phẩm nhảm nhí. Nếu miễn cưỡng quy chiếu, những hành vi nào ở ngoài đời được coi là nhảm nhí thì cũng là cơ sở để khẳng định clip nhảm nhí. Vì vậy, những nội dung vô bổ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam có thể coi là những clip “độc hại”. Mạng xã hội không thể đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức cơ bản của cộng đồng. Bộ Thông tin và Truyền thông đang chủ trì một đề án để xây dựng bộ khung tiêu chuẩn cho các nội dung trên mạng xã hội có tên gọi “Tiêu chuẩn cộng đồng cho các mạng xã hội tại Việt Nam” cũng không nằm ngoài mục đích ấy.

Hiện nay, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng có thu nhập từ mạng xã hội gấp đôi thu nhập ở các hoạt động biểu diễn. Có không ít công ty quảng cáo đang bắt tay để kiếm tiền từ những tài khoản của ngôi sao ca nhạc hoặc ngôi sao tấu hài. Làm sao thu thuế khi tài khoản cá nhân được trưng dụng làm một kênh thương mại điện tử? Câu hỏi ấy không dễ trả lời trong một sớm một chiều.

Đặc biệt, thu nhập từ Facebook thông qua hình thức livestream còn khó kiểm soát hơn cả các clip trên Youtube. Nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook thì việc thu thuế của các tổ chức và cá nhân có thu nhập trên mạng xã hội vô cùng nan giải.

Sự nhảm nhí trên mạng xã hội đang hé mở hai khoảng mờ về quản lý: ngăn chặn sự phản cảm và chống thất thu thuế. Muốn phát triển mạng xã hội tại Việt Nam theo hướng lành mạnh, thì phải xây dựng được một cộng đồng văn minh. Trước mắt, cần có một quyết tâm sàng lọc và nhận diện các biểu hiện tiêu cực. Về mặt kỹ thuật, có thể dùng trí tuệ nhân tạo để loại bỏ những clip có nội dung liên quan đến bạo lực và hủ bại.

Về mặt nhận thức, với những tài khoản có hàng triệu người theo dõi cần được đánh giá theo phản hồi của công chúng một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, những clip hoặc những tài khoản có dư luận không tốt, thì cần thiết phải chấn chỉnh nghiêm khắc.

Theo Hải Quan Online

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.