Nghiên cứu mới khám phá ảnh hưởng của COVID-19 đối với nhận thức

10/11/2022 9:40 (GMT+7)
Một nghiên cứu dài hạn mới do các nhà khoa học thần kinh tại Đại học Western dẫn đầu cho thấy các triệu chứng ngắn hạn của COVID-19, như thở gấp, sốt và ho khan, có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Nghiên cứu được công bố trên Cell Reports Medicine, cho thấy những người bị COVID-19 có thể bị suy giảm nhận thức ngắn hạn và dài hạn.

Từ bộ dữ liệu lớn được thu thập bởi công cụ điều tra trực tuyến của Cambridge Brain Sciences, các nhà nghiên cứu Adrian Owen và Conor Wild đã phát hiện ra những khiếm khuyết đáng kể về khả năng suy luận, tốc độ suy nghĩ và lời nói ở bệnh nhân COVID-19.

Owen, giáo sư khoa học thần kinh nhận thức và hình ảnh tại Đại học Western cho biết: “Kiểu suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân COVID-19 này giống với những người khỏe mạnh nhưng bị thiếu ngủ".

Năm 2017, Owen và Wild đã thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ lớn nhất thế giới, với hơn 40.000 người tham gia, sử dụng cùng một công cụ điều tra trực tuyến.

Đối với nghiên cứu về COVID-19 và nhận thức, nhóm Owen đã đánh giá gần 500 người khoảng ba tháng sau khi họ được xét nghiệm COVID-19. Tình trạng bệnh của những người tham gia dao động từ "rất nhẹ" đến "cần chăm sóc đặc biệt". Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của suy giảm nhận thức có liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Wild cho biết: “Các triệu chứng COVID-19 càng nặng thì suy giảm nhận thức cũng càng tồi tệ hơn”.

Ban đầu các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng hàng nghìn người tham gia, tuy nhiên, vì xét nghiệm COVID-19 rất thưa thớt trong những ngày đầu của đại dịch (nghiên cứu bắt đầu vào tháng 6/2020), họ không thể xác nhận ai thực sự đã nhiễm COVID-19. Do đó, Owen và Wild đã chọn tập trung vào 478 cá nhân đã được xác nhận nhiễm.

Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ suy giảm nhận thức không liên quan đến khoảng thời gian từ khi nhiễm COVID-19 đến khi người tham gia được nhóm nghiên cứu đánh giá khả năng nhận thức. Điều này cho thấy suy giảm nhận thức có thể kéo dài.

Những người từng bị COVID-19 cho thấy mức độ trầm cảm và lo lắng tăng cao đáng kể, 30% đáp ứng các tiêu chí lâm sàng cho một trong hai hoặc cả hai tình trạng bệnh này.

“Những ảnh hưởng này đối với sức khỏe tâm thần không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng ban đầu, vì thế chúng có thể là kết quả của lối sống trong đại dịch, chứ không phải do nhiễm COVID-19”, các tác giả lưu ý.

Những phát hiện của nghiên cứu này là một bước quan trọng đầu tiên trong một chương trình nghiên cứu lớn hơn tại Đại học Western, trong đó các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu sự suy giảm nhận thức, tiến triển bệnh, và sự bất bình đẳng xã hội do COVID kéo dài.

 

Khánh Nam


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sức khỏe
Tin đã đăng
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 268A đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.