Bộ Y tế: Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh

29/04/2023 18:18 (GMT+7)
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian từ đầu tháng 4 đến nay, theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, số ca nhiễm COVID-19 đang có xu hướng tăng trở lại. 

Đồng thời mùa hè với thời tiết nắng nóng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là thời điểm thuận lợi mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển có thể gia tăng các ca bệnh hoặc chuyển thành dịch đối với một số bệnh ở cả người lớn và trẻ em như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả...

Để chủ động đảm bảo nhu cầu thuốc phòng chống dịch COVID-19 và thuốc điều trị các bệnh khác trong thời gian tới, Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung, cụ thể:

Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân;

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh vào mùa hè (Ảnh minh họa; Nguồn Chinhphu.vn)

Trong đó chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc, vaccine cho phòng chống dịch COVID-19 và thuốc điều trị các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả..., các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá đột biến, đặc biệt đối với các thuốc điều trị COVID-19, các thuốc có nguồn cung hạn chế.

Đối với các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ, Cục Quản lý Dược yêu cầu rà soát, khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; 

Trong đó chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc, vaccine cho phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh khác có thể gia tăng trong thời gian tới, các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Về phía các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc điều trị COVID-19 và các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả..., các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có; 

Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh, không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, không lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để tăng giá thuốc.

Cục Quản lý Dược lưu ý các Sở Y tế, các đơn vị trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung, đề nghị các đơn vị phản ánh về Cục Quản lý Dược (Phòng Quản lý Kinh doanh Dược, SĐT: 0243.8461525) để được kịp thời phối hợp, giải quyết.

Hồng Như 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sức khỏe
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.