Trong nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học đã tuyển chọn 292 bệnh nhân gặp khó khăn liên quan đến giấc ngủ. Nhóm này được yêu cầu ngủ một cách tự nhiên trong phòng thí nghiệm, chất lượng và kiểu ngủ cũng như thời lượng của giấc ngủ được theo dõi.
Phân tích giấc ngủ cho thấy mọi người trải qua giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) dài hơn vào mùa đông. Trong giai đoạn REM, hoạt động của não tăng lên và thường xuất hiện giấc mơ. Giấc ngủ bình thường bắt đầu với ba giai đoạn ngoài REM, sau đó là một giai đoạn REM ngắn.
Giai đoạn ngủ REM – được biết là có liên quan trực tiếp đến đồng hồ sinh học và đồng hồ sinh học thì bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi ánh sáng – vào mùa đông dài hơn 30 phút so với mùa hè.
Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả ở những người sống ở đô thị và gặp tình trạng gián đoạn giấc ngủ, giai đoạn ngủ REM vẫn dài hơn vào mùa đông so với mùa hè.
Các nhà nghiên cứu cho biết nếu những phát hiện của nghiên cứu có thể được lặp lại ở những người có giấc ngủ lành mạnh, thì đây sẽ là bằng chứng đầu tiên về nhu cầu điều chỉnh thói quen ngủ theo mùa, cụ thể là đi ngủ sớm hơn trong những tháng lạnh hơn.
Tiến sĩ Dieter Kunz, tác giả liên hệ của nghiên cứu tại Phòng khám về Giấc ngủ & Thời gian tại bệnh viện St Hedwig, Đức, cho biết: “Tính biến động theo mùa của giấc ngủ phổ biến ở bất kỳ sinh vật nào trên hành tinh này. Sinh lý con người thường giảm bớt hoạt động vào mùa đông, với cảm giác mệt mỏi vào tháng Hai hoặc tháng Ba".
“Nói chung, xã hội cần điều chỉnh thói quen ngủ bao gồm thời lượng và thời gian ngủ theo mùa, hoặc điều chỉnh lịch học và làm việc theo nhu cầu ngủ theo mùa", Kunz cho biết.
Mặc dù các nhà nghiên cứu thừa nhận kết quả sẽ cần được xác thực ở những người không gặp bị gián đoạn về giấc ngủ, nhưng những thay đổi giấc mùa theo mùa có thể còn rõ ràng hơn ở những người khỏe mạnh. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Neuroscience.
Khánh Nam