Quảng Trị: Cảnh báo doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT

07/08/2017 (GMT+7)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng BCĐ 389 tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Quân Chính cho biết, hiện nay vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu ra nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay (chủ yếu các hàng có giá trị cao), sau đó tìm cách vận chuyển thẩm lậu, hàng hóa qua biên giới về Việt Nam hợp thức hóa đơn, chúng từ tiếp tục xuất khẩu để chiếm đoạt thuế GTGT.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng BCĐ 389 tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Quân Chính cho biết, hiện nay vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu ra nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay (chủ yếu các hàng có giá trị cao), sau đó tìm cách vận chuyển thẩm lậu, hàng hóa qua biên giới về Việt Nam hợp thức hóa đơn, chúng từ tiếp tục xuất khẩu để chiếm đoạt thuế GTGT.

Gia tăng kiểm tra hồ sơ thuế để chặn gian lận hoàn thuế GTGT. Ảnh: T.Hằng

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành từ trung ương đến địa phương nên công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đạt được những kết quả nhất định. Tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có chiều hướng giảm so với những năm trước đây. Tuy nhiên, tình hình phạm pháp hình sự trong lĩnh vực này chưa có dấu hiệu giảm, các đối tượng buôn lậu vẫn liều lĩnh hoạt động, với những phức thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt và manh động hơn để thu lợi bất chính.

 Sau khi Luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành và có hiệu lực, tình trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh chủ yếu diễn ra trên tuyến biên giớ Việt Lào và khu vực cửa khẩu, mặc dù có giảm nhưng diễn biến phức tạp, đối tượng buôn lậu móc nối với tư thương rồi tập kết hàng lậu phía biên giới nước bạn Lào, lợi dụng địa hình sông núi hiểm trở để thuê cử vạn cùi cõng hàng hóa qua biên giới bằng các đường tiểu ngạch. Trên tuyến sông Sê Pôn, các đối thuê xuồng, thuyền máy neo đậu ở lãnh thổ của Lào chở hàng lậu chạy dọc sông vào buổi tối, chờ thời cơ đưa hàng vào Việt Nam, sau đó bằng các thủ đoạn xé lẻ hàng hóa, sử dụng ô tô, xe máy phân khối lớn , chạy với tốc độ cao đưa hàng lậu về nội địa tiêu thu. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là các hàng có chênh lệch thuế suất cao, như thuốc lá điếu, rượu, bia các loại, đường kính, hàng điện lạnh, điện tử.

Tình trạng buôn bán, vận chuyển trái pháp cá chất ma túy qua biên giới tiếp tục diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, mạnh động, các đối tượng vô cùng liều lĩnh chống tra khi bị tuần tra, vây bắt; địa bàn đặc biệt phức tập là khu vực biên giới thuộc huyện Hướng Hóa, trong đó nổi cộm hơn cả là địa bàn xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo.

Bên cạnh đó, trong nội địa, tình trạng buôn lậu chủ yếu diễn ra dọc Quốc lộ 9 (đoạn nối các cửa khẩu La Lay, Lao Bảo về thành phố Đông  Hà), chủ yếu là hàng nhập lậu chuyển về nội địa tiêu thụ; Trên tuyến Quốc lộ  1A hàng nhập lậu được chuyển từ các tỉnh phía Bắc vào. Ở thị trường nội địa tình trạng kinh doanh sai nội dung đăng ký, không niên yết giá, hàng hết hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả về nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ, không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng thuộc BCĐ 389 tỉnh Quảng Trị đã tập trung nắm tình hình, thực hiện tốt các nghiệp vụ, nhất công tác điều tra cơ bản, sử dụng mạng lưới mật để nắm tình hình, thủ đoạn mới, quy luật hoạt động; tổ chức rà soát hồ sơ, phân loại đối tượng,  các tổ chức, đường dây tội phạm lớn, các chủ kho, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa; lập chốt chặn, mật phục các khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm để điều tra, xác minh và triệt phá. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phối hợp trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển hàng hóa qua biên giới, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Đối với thị trường nội địa, chỉ đạo các ngành và lực lượng triển khai các đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong trong các lĩnh vực, mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như: quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu theo Chỉ thị số 02 của Bộ Công Thương; quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm theo Chỉ thị số 03 của Bộ Công Thương; đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả; Quản lý an toàn thực phẩm và thực hiện tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Quản lý hoạt động sản xuất, gia công phân bón vô cơ, quản lý bán hàng đa cấp. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy; đấu tranh tình trạng quay vòng hóa đơn để trốn thuế; lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu để trực lợi thuế giá trị gia tăng.

Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện bắt giữ và xử lý: 1.352 vụ, trong đó: buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu: 841 vụ,  gian lận thương mại: 476 vụ, hàng giả: 35 vụ; Tổng trị giá hàng hoá vi phạm trên 27,6 tỷ đồng, xử lý vi phạm hành chính trên 5,8 tỷ đồng, truy thu thuế trên 8,05 tỷ đồng, tiền bán hàng tịch thu 1,7 tỷ đồng.

Đấu tranh bắt giữ 02 vụ, 04 đối tượng, thu giữ 5.808 viên ma túy tổng hợp, đặt biệt ngày 11/7/2017, BĐBP tỉnh đã đấu tranh bắt giữ 02 đối tượng, thu giữ 40.000 viên ma túy tổng hợp và 01 súng ngắn quân dụng, 06 viên đạn; Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục TT và BVTT) tổ chức 01 cuộc thanh tra liên ngành, 03 cuộc thanh tra chuyên đê 25 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 02 cơ sở kinh doanh phân bón, tổ chức xử lý 14 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 30 triệu đồng; Sở KH và CN tổ chức 01 cuộc thanh tra liên ngành, 02 cuộc kiểm tra chuyên đề đối với 80 cơ sở, yêu cầu 03 đơn vị tạm dừng kinh doanh 23 hàng hóa, thiết bị điện; tổ chức 03 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, 01 đoàn kiểm tra liên ngành về kinh tra kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng chống buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như: Mặc dù các ngành, lực lượng đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, song phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại ngày càng tinh vi và manh động hơn, gây rất nhiều khó khăn cho các ngành và lực lượng đấu tranh phòng chống buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại.

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

 Công tác phối hợp mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung việc hiệp đồng chưa được thường xuyên, kịp thời nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, chưa phát huy hết hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại.

 Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu , gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng, xử lý như: Mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu (hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể xử lý mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm hay hàng nhập lậu (sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực); Đối vớihành vi buôn lậu, vận chuyaanr, tàng trữ thuốc lá nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự hiện đang áp dụng theo Thông tư số 36/2012/TTLT/BTC-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 07/12/2012 theo đó buôn lậu từ 1.500 Bo trở lên thì bị xử lý hình sự. Trong khi Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 quy định “đối với hành vi buôn bán hàng cấm thuốc lá điếu nhập lậu số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự”;

 Quy định xử lý rượu nhập lậu tịch thu có số lượng dưới 100 chai/vụ là tiêu hủy theo Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 07/12/2012 là không phù hợp với quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP, Nghị định 29/2014/NĐ-CP và không phù hợp với tình hình thực tế.

Các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa chưa thống nhất, cụ thể theo điểm a, khoản 1, điều 4 Thông tư liên tịch  số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định khi vận chuyển hàng hóa phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu, trong khi theo khoản 9, điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ quan chức năng không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy; Thông tư liên tịch không quy định thời hiện hóa đơn chứng từ, nhất là hóa đơn bán hàng do đó các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu dễ lợi dụng để hợp thức hóa đơn, chứng từ hàng nhập lậu và quay vòng hóa đơn, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh.

Để làm tốt công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu , gian lận thương mại và hàng giả, BCĐ 389 Quảng Trị kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xem xét quy trình, trình tự, điều kiện, thủ tục đối với hoạt động tạm nhập - tái xuất, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế việc lợi dụng hoạt động này để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước.

BCĐ 389 Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, Tổng cục ở Trung ương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, bổ sung phương tiện và bố trí kinh phí đảm bảo cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là đối với các địa phương nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp.

BCĐ 389 quốc gia thường xuyên tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhất là các phương thức thủ đoạn mới, những vấn đề mới phát sinh. Đề nghị các Bộ, ngành tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngành, lực lượng, đơn vị trực thuộc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các Bộ, ngành liên quan tham mưu hướng dẫn cụ thể về quy tắc, cách sử dụng những công cụ để dừng phương tiện vận tiện vận tải phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trong địa bàn hoạt động hải quan; hướng dẫn hình thức báo cáo của công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ đối với người có thẩm quyền khi đang truy đuổi  theo quy định tại Điều 103, Điều 104 của Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 21/01/2015

Theo T.Lan (bcd389)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sản xuất
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.