Ngành Công thương Hà Nội Ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID 19

15/06/2020 9:15 (GMT+7)
Theo kế hoạch hành động của ngành Công thương Hà Nội báo cáo; Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm 0,2 điểm %, xuống mước 2,3% trong năm 2020, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thế kỷ trước.

Theo kế hoạch hành động của ngành Công thương Hà Nội báo cáo; Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm 0,2 điểm %, xuống mước 2,3% trong năm 2020, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thế kỷ trước. Do tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế các nước trong thời kỳ hội nhập, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng từ đầu năm 2020 đến nay cũng chịu tác động của dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2020 của thành phố Hà Nội xuất sang thị trường Trung Quốc giảm 18% và xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 35,5%. Tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm của thành phố đạt 1,728 tỷ USD (giảm 19%). Các nhóm hàng xuất khẩu chịu tác động nhiều nhất là điện tử - máy tính, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may. Nhiều mặt hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng như: thức ăn gia súc, vải, sắt thép, máy móc thiết bị... 

Căn cứ tình hình 2 tháng đầu năm 2020; kịch bản tăng trưởng của cả nước; đánh giá tác động của dịch bệnh đến phát triển của các ngành, lĩnh vực và những tình huống giả định của dịch bệnh, ngành công thương đã tham mưu UBND thành phố xây dựng kịch bản tăng trưởng xuất khẩu năm 2020 với 3 kịch bản gồm: Kịch bản 1, khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn trong Quý I, Quý III và IV sẽ bứt tốc hoàn thành chỉ tiêu đề ra (8%); Kịch bản 2, Quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau và chỉ số tăng trưởng cả năm chỉ đạt 6,5% (thấp hơn kế hoạch 1,5%); Kịch bản 3, dịch bệnh kéo dài đến hết quý II và ảnh hưởng sang quý sau và chỉ số tăng trưởng cả năm tăng 0%. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Sở Công thương đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả các chương trình tập huấn, hội thảo tập trung vào nội dung phổ biến thông tin thị trường xuất nhập khẩu thay thế Trung Quốc, các hiệp định thương mại tự do (FTA)….Phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị của Bộ Công Thương, 57 Thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc. 

Bên cạnh đó Sở Công Thương cũng phối hợp với các Sở, ngành, các Hiệp hội ngành hàng tăng cường nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực; Hải quan, thuế, đất đai, ngân hàng, Bảo hiểm xã hội. 

Chia sẻ về ảnh hưởng của đại dịch 19 gây ra, đại diện các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã có những ý kiến, trao đổi về các khó khăn, thách thức. Cụ thể, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, da giày đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu sản xuất do nguyên liệu đa phần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đại diện Hội Nữ doanh nghiệp Hà Nội cho biết, phản ánh từ góc độ nhân lực lao động, việc một số lượng nhân công ở một số công ty thiếu hụt, gây khó khăn cho sản xuất khi phải ở nhà trông con nghỉ học. Trong khi đó, giá thuê đất, thuê mặt bằng không giảm, giá nguyên vật liệu tăng lên. Một khía cạnh khác, bà Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc điều hành Vinmart miền Bắc chia sẻ, 2 tháng qua, số lượng khách hàng đến với các siêu thị, cửa hàng của hệ thống này giảm rõ rệt do tâm lý e ngại tới nơi đông người và tần suất mua sắm cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hệ thống cũng gặp khó khăn do không tuyển được nhân lực bán hàng. Từ thực tế đó, các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước làm việc với các ngân hàng để giúp các doanh nghiệp giãn nợ, hoãn nợ; làm việc với các cơ quan bảo hiểm để giúp các doanh nghiệp chậm nộp các khoản BHXH…

Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, và nhấn mạnh: Sở Công thương sẽ tổ chức triển khai quyết liệt các giải pháp, giải quyết theo thẩm thẩm quyền, đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, Sở sẽ tổng hợp báo cáo, kiến nghị với các Bộ, ngành và UBND Thành phố xem xét, giải quyết. Về phía các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng sản phẩm của nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài.

Hồng Như – Minh Quân

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sản xuất
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.