Hà Nội cần tăng cường kết nối doanh nghiệp với phát triển du lịch làng nghề

28/11/2018 10:15 (GMT+7)
Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm văn hiến, là nơi tập trung nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Làng nghề đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng Thăng Long – Hà Nội. Làng nghề không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương mà còn là nơi bảo tồn, phát huy những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống từ đời này sang đời khác qua bàn tay tài hoa, tâm huyết và trí tuệ của lớp lớp nghệ nhân, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng cho biết, Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 30% tổng số làng nghề của cả nước

 

Để định hướng và tìm giải pháp mang tính đột phá trong việc liên kết giữa làng nghề truyền thống với doanh nghiệp. Mới đây, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống – trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô”. Sự kiện được tổ chức nhân dịp chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam 23/11 với sự tham dự của đông đảo đại diện các sở, ban, ngành, nhà quản lý văn hóa các tỉnh thành, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nghệ nhân thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống…

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng cho biết, Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 30% tổng số làng nghề của cả nước, trong đó có 305 làng nghề thuộc 23 quận, huyện, thị xã với các làng nghề như: Khảm trai, sơn mài, làm nón, da giầy , điêu khắc gỗ, tơ lụa, gốm sứ… đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt tiêu chí. Theo đó, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 12 lĩnh vực như nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch văn hóa… trong đó có thủ công mỹ nghệ là thành tố quan trọng của công nghiệp văn hóa với nhiều lợi thế để phát triển.

Làng nghề gốm Bát Tràng đã trở thành điểm diu lịch hấp dẫn của Hà Nội

 

Để thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chương trình-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội đang hướng tới xây dựng “Thành phố sáng tạo” với nền tảng là các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở làng nghề truyền thống Hà Nội trở thành ngành “Công nghiệp sáng tạo” mũi nhọn là một trong những nội dung quan trọng của Đề án phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, rất cần thiết sự kết nối với các doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của làng nghề.

Tại Hội thảo, hơn 10 ý kiến tham luận của các đại biểu, doanh nghiệp, nghệ nhân đã tập trung là rõ thực trạng và giải pháp vềchính sách hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Thăng Long - Hà Nội; tăng cường sự kết nối doanh nghiệp với việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội thời kỳ hội nhập phát triển, phát huy vai trò của chính quyền trong việc kết nối doanh nghiệp với làng nghề; vai trò của Hiệp hội trong thúc đẩy các hội viên; kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô…

Chuyên gia Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt Nam, di sản văn hóa làng nghề Việt Nam là những di sản văn hóa thể hiện qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

 

Theo Chuyên gia Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt Nam, di sản văn hóa làng nghề Việt Nam là những di sản văn hóa thể hiện qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã đạt mức độ tinh xảo, hoàn mỹ, độc đáo có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được sản sinh và lưu truyền trong các làng nghề truyển thống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa làng nghề, vừa nhằm phát huy, quảng bá tinh hoa văn hóa làng nghề, vừa tạo điều kiện tăng nguồn thu cho cư dân làng nghề và đóng góp vào việc tu tạo, bảo vệ di sản.

Còn PGS.TS Đỗ Thị Hảo, UVCH Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội thì cho rằng, Hà Nội là nơi hội tụ mọi “tài khéo”, mọi tinh hoa “khéo tay hay nghề” của cả nước. Một yếu tố nữa, Hà Nội còn là thủ đô của cả nước, một thị trường tiêu thụ lớn, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Đây là những điều kiện kích thích cho nghề thủ công nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng của Hà Nội phát triển. Nếu như chủ trương của Nhà nước, những kế hoạch của thành phố được thực thi một cách hiệu quả và đến tận các làng nghề thì chắc chắn nghề thủ công Hà Nội, những làng nghề Hà Nội sẽ có bước tiến dài và phát triển một cách bền vững xứng với truyền thống và tiềm năng nghề thủ công Thăng Long – Hà Nội - TS Đỗ Thị Hảo nhận định.

Làng mây tre đan Phú Vinh

 

Liên quan đến vấn đề phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội, ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn đối với du khách quốc tế và một số sản phẩm làng nghề xuất khẩu của Hà Nội được đánh giá cao như mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, sơn mài, chạm khảm… thì việc giải quyết những khó khăn, thách thức còn tồn đọng được dặt ra là vô cùng cấp bách. Tuy nhiên giải pháp hiệu quả nhất chính là tăng cường kết nối doanh nghiệp với việc phát triển du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bởi chỉ có giải pháp này mới giải quyết được thách thức về việc cân đối giữa sự phát triển kinh tế làng nghề mà vẫn giữ gìn được nét truyền thống.

Hội nghị đã khép lại sau phần trao đổi sôi nổi, bàn thảo các giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong đó, đa số các đại biểu đều cho rằng, vấn đề quan trọng là ý thức của các đơn vị liên quan đến phát triển làng nghề phải kết hợp với du lịch, bảo tồn bằng du lịch, cần xây dựng các sản phẩm đặc trưng nhằm tạo ra chuỗi khép kín giữa du lịch và làng nghề… lúc đó, làng nghề mới có thể có những bước tiến vươn xa hơn nữa.

Đoàn Hoa

 

 

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sản xuất
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.