Triều Khúc (Hà Nội): Tổ chức lễ rước long bào, triều phục vua Phùng Hưng

14/02/2019 11:45 (GMT+7)
Chiều ngày 13/2, tức ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thành kính tổ chức lễ rước long bào, triều phục của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường.

Theo phong tục, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm, lễ rước long bào và triều phục của vua Phùng Hưng lại được nhân dân trong thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì tiến hành tổ chức để tưởng nhớ, nhắc nhở thế hệ con cháu về công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Lễ rước long bào, triều phục là một trong những hoạt động tâm linh đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội truyền thống của làng Triều Khúc.

Lễ rước long bào, triều phục là một trong những hoạt động tâm linh đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội truyền thống của làng Triều Khúc được tổ chức đến hết ngày 12 âm lịch.

Thông thường, lễ rước long bào, triều phục sẽ được rước từ đình thờ sắc - ngôi đình thờ các đạo sắc phong thời Lê Cảnh Hưng đến thời Khải Định về tới đình Đại Đình - ngôi đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng để bắt đầu khai hội.

Đoàn người trong lễ rước long hóa, triều phục.

Tương truyền, vị trí đình Đại Đình ngày nay vào năm 791 là nơi Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chọn làm đại bản doanh trên đường đi công thành Tống Bình (ngày nay là Hà Nội) chống lại quân xâm lược nhà Đường. Đánh thắng giặc Đường, Phùng Hưng lên ngôi vua, lấy tên hiệu và bố cáo thiên hạ là Bố Cái Đại Vương.

Sau khi ông mất, dân làng thôn Triều Khúc đã lập đền thờ và suy tôn ông là thành Hoàng làng. Để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng đối với dân làng, với đất nước. Hàng năm, người dân nơi đây đều tiến hành tổ chức lễ rước long bào, triều phục một cách long trọng.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động biểu diễn khác mang đậm giá trị truyền của vùng đất lịch sử Triều Khúc. Một trong những giá trị văn hóa phi vật thể không thể không nhắc đến tại lễ rước long bào, triều phục, đó là điệu múa trống bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng”.
Người dân nơi đây kể lại, vào thế kỷ thứ VIII, khi vua Phùng Hưng vây đánh thành Tống Bình để khích lệ tinh thần chiến đầu của quân sĩ cũng là để giải trí trong lúc cắm trại tại mảnh đất Triều Khúc ngày nay, vua đã cho binh lính đóng giả thành con gái và múa những điệu múa duyên dáng, uyển chuyển.

Điệu múa "con đĩ đánh bồng" là nét văn hóa đặc trưng, tiêu của của lễ rước.

Cũng chính từ đây, điệu nhảy “con đĩ đánh bồng” đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng mà không đâu có được, nhảy trống bồng là sản phẩm nghệ thuật được kết tinh từ cuộc sống chiến đấu bảo vệ đất nước của những binh lính vua Phùng Hưng.

Ngoài ra, những điệu múa trước kiệu rước long bào và triều phục của vua Phùng Hưng cũng được các cô gái chưa có chồng trong làng thể hiện với một nét tinh tế và đậm chất của những thiếu nữ xinh đẹp vùng đất nơi đây.

Điệu múa của những cô gái chưa có chồng trước kiệu rước long bào và triệu phục.

Múa rồng cũng là một hoạt động truyền thống không thể thiếu trong lễ hội nói chung và lễ rước long bào, triều phục nói riêng ở Triều Khúc.

Hoạt động múa rồng trong lễ rước.

Với những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng, lễ rước long bào, triều phục của vua Phùng Hưng ở làng Triều Khúc đã thu hút đông đảo sự tham gia không chỉ của người dân trong thôn mà có cả du khách đến từ các tỉnh thành lân cận quanh khu vực Hà Nội đã về đây dự hội.

Lễ rước thu hút đông đảo người dân Triều Khúc và nơi khác đến tham gia.

Có thể nói, lễ rước long bào, triều phục đã khắc họa được bức tranh chân thực về một lễ hội làng quê Việt Nam. Cũng bởi sự độc đáo đó, lễ hội truyền thống ở làng Triều Khúc đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản phi vật thể cấp Quốc gia.

Vũ Cừ

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sản xuất
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.