Thực hiện Quyết định số 138/QĐ-CQLTT ngày 27/12/2021 của Cục QLTT Phú Yên về việc ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ 2022 và các kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề năm 2022 đã được Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Phú Yên phê duyệt. Đội Quản lý thị trường số 5 được giao nhiệm vụ quản lý địa bàn liên huyện Sơn Hòa và Sông Hinh bao gồm 25 xã thị trấn.
Theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 Đội được giao 21 cơ sở. Ngay từ đầu năm Đội đã quán triệt với tinh thần trách nhiệm quyết tâm cao, đoàn kết nội bộ, tập thể Đội QLTT số 5 đã tổ chức triên khai thực hiện hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ 2022 và các Kế hoạch chuyên đề trong năm cụ thể:
Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ 21/21 vụ đạt tỷ lệ 100%. Trong đó số vụ không vi phạm 03 vụ, vi phạm xử lý 18 vụ với tổng số tiền 27.800.000 đồng.
Các kế hoạch chuyên đề gồm: Kế hoạch kiểm tra trước, trong, sau Tết Nhâm Dân 2022, Kế hoạch kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Kế hoạch kiểm tra “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu tất cả Đội đã tổ chức thực hiện kiểm tra 100% cơ sở theo kế hoạch đã phê duyệt.
Năm 2022 Đội Quản lý thị trường số 5 được Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên giao phấn đấu thu phạt 320.000.000đ với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, lãnh đạo Đội đã phân công công chức quản lý địa bàn thường xuyên bám chặt địa bàn quản lý, phối vợp với chính quyền địa phương thu thập thông tin, kết hợp với tuyên truyền pháp luật để các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật, giám sát cập nhật kịp thời mọi phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để đề xuất kiểm tra, xử lý.
Từ đầu năm đến nay Đội đã tổ chức kiểm tra 192 vụ trong đó kiểm tra đột xuất 150 vụ vi phạm 150 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 381.908.000 đồng đạt 119,35% kế hoạch phấn đấu.
Cùng với kết quả trên, Đội Quản lý thị trường số 5 đã thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, đã cập nhật kịp thời số lượng tăng, giảm của tổ chức, cá nhân kinh doanh để nhập vào hệ thống quản lý INS đầy đủ, giám sát chặt các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân.
Giám sát và quản lý chặt các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, phòng chống tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa nhằm thu lợi bất chính, từ đó giúp cho tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường ổn định và phát triển.
Hồng Như (t/h)