Trong nội địa, mặc dù thời tiết bất lợi, mưa to, lũ lớn tại nhiều địa bàn nhưng hoạt động thương mại tại hai tỉnh vẫn diễn ra bình thường. Hàng hóa phong phú,nguồn cung dồi dào,đa dạng về mẫu mã và chủng loại đáp ứng nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng ; giá cả ổn định .
Về hàng hóa xuất khẩu: Tại Quảng Bình, qua cửa khẩu Cha Lo nhiều nhất vẫn là tạm nhập tái xuất khoáng sản của Lào đi nước thứ 3. Các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Lào có hải sản và một số mặt hàng tiêu dùng nhưng số lượng nhỏ lẻ.
Tại Quảng Trị xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Lao Bảo nhiều nhất vẫn là hàng tiêu dùng của Thái Lan như: quần áo, quạt, dép, đồ uống, mỹ phẩm,... ở chiều nhập ngược lại có một số mặt hàng của Việt Nam xuất qua Lào như: phân bón thương hiệu Đầu Trâu, các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày; một số nguyên liệu của các nước khác cũng được doanh nghiệp chuyển đến cửa khẩu làm thủ tục quá cảnh qua Lào và Thái Lan.
Tuy nhiên, đây cũng là những tháng cuối năm, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều có xu hướng chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ cho nhu cầu hàng hóa tăng cao vào những tháng sắp tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán đang đến.
Bên cạnh các tổ chức cá nhân làm ăn chân chính, đúng pháp luật vẫn còn nhiều đối tượng vì lợi nhuận, bất chấp đạo lý và các quy định của pháp luật, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi đã vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; cá biệt sử dụng chất cấm trong bảo vệ thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Trước tình hình ấy, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phát hiện và xử lý nhiều vụ nhập lậu, buôn bán hàng lậu các mặt hàng như Đường cát Thái Lan về Việt Nam, trâu, bò, gia súc của các tỉnh biên giới của Lào về nước ta... Điển hình là vụ Quản lý thị trường Quảng Bình phát hiện, tạm giữ để xử lý hơn 924 chai rượu ngoại không hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu nhập lậu; hơn 6.270 sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốcbao gồm mỹ phẩm, quần áo, phụ tùng ô tô, …
Vũ Thành