Giao dịch thương mại thế giới nhiều biến động, thay đổi và kế sách của chúng ta

30/07/2023 14:50 (GMT+7)
Chúng ta đều biết đại dịch COVID và tiếp theo là xung đột Nga – Ukraine hơn 1 năm qua đã làm cho tình hình chính trị kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp khó lường, khó khăn tăng lên trong giao dịch thương mại giữa các nước và các vùng lãnh thổ, tình hình này không thể ngày một ngày hai khắc phục được.

Nổi bật nhất là việc đứt gãy các chuỗi cung ứng làm cho năng lượng, lương thực thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác bị thiếu hụt, mua bán gặp khó khăn và chi phí thương mại tăng cao, trong khi lượng hàng dự trữ chiến lược tại chỗ của mỗi nước không phải là vô hạn. Từ đó dẫn tới nạn khan hiếm hàng hóa các loại, giá cả tăng lên mạnh, lạm phát tăng lên chưa có dấu hiệu trở lại thời kì cũ mặc dù đã có những tác động mạnh mẽ của chính phủ và các giới tài chính ngân hàng ở các nước.

Từ một thế giới mở rộng giao lưu hợp tác trong kinh tế, thì ngày nay trở lại hiện tượng tự cung cấp một phần các mặt hàng thiết yếu, giảm nhập khẩu, chủ nghĩa bảo hộ Mậu Dịch có chiều hướng tăng lên. Chúng ta không thể hình dung nổi các khu vực, các châu lục phát triển trên thế giới từ chỗ  đang có một cuộc sống tương đối sung túc, dư dả, ít phải suy nghĩ nhưng đến nay những hình ảnh hàng hóa thiếu thốn trống vắng tại các siêu thị, cửa hàng diễn ra khá phổ biến và kéo dài, thậm chí có lúc người tiêu dùng phải tìm kiếm những hàng hóa gần hết hạn sử dụng để mua sắm nhằm tiết kiệm túi tiền của mình. Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo gặp khó khăn bội phần và đã kéo dài một hai năm nay.

Thế giới là như vậy còn Việt Nam thì sao? Trước tiên phải khẳng định là chúng ta có một điều kiện thuận lợi mà ít nước có được đó là: Việt Nam hầu hết tự túc được các nhóm hàng nông sản thực phẩm để phục vụ thường xuyên cho tiêu dùng của 100 triệu dân và dư ra để xuất khẩu với khối lượng rất lớn, hàng trăm tỉ USD/ năm. Cùng với sự phát triển của việc sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp cộng thêm với quỹ hàng hóa nhập khẩu hợp lý, chúng ta có cơ sở khẳng định rằng Việt Nam sẽ luôn chủ động trong việc cung ứng hàng hóa cho cầu tiêu dùng trong nước một cách bề vững.

Ảnh minh họa 

Chính việc điều hành của ngành công thương và sự cố gắng của các địa phương trong cả nước thông qua hệ thống phân phối quốc gia ngày càng phát triển nên đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý trong nhiều năm qua. Thuận lợi là như vậy song Việt Nam không phải không có những khó khăn trong sản xuất thương mại và phân phối lưu thông, tiêu dùng của các gia đình, bởi Việt Nam là một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và quốc tế, mặ khác cũng còn phụ thuộc phần lớn một số mặt hàng chiến lược phải nhập khẩu thường xuyên như xăng dầu, phân bón hóa chất, nguyên phụ liệu cho dệt may da giày, ...

Chính vì vậy khi thế giới có những biến động khó khăn về vận chuyển logictics và nguồn hàng cũng làm cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp khó khăn trong từng giai đoạn. Sản xuất có lúc bị đình đốn, doanh nghiệp phải lo từng đơn hàng, nên việc cho nghỉ việc với một số người lao động diễn ra không phải là cá biệt. Mặt khác Việt Nam là một nước mới phát triển thu nhập ở mức trung bình, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, chính vì vậy việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng vận chuyển, giao nhận hàng hóa còn có những trở ngại, chi phí cao, dẫn tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt còn hạn chế.

Tỉ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch. Riêng nhóm hàng nông sản thực phẩm của chúng ta mặc dù có thế mạnh song việc chế biến sâu còn hạn chế, giá trị gia tăng cho người sản xuất và doanh nghiệp còn khiêm tốn. Hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm Việt còn thấp. Việc chuyển đổi số trong các ngành kinh tế và các cơ quan quản lí nhà nước và các địa phương tiến hành còn chậm và chưa đạt như mong muốn.

Việc tận dụng các FTA mà Việt Nam đã kí kết với các nước cần phải làm mạnh hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực trong nước chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển của thế giới. Phát triển thương mại nội địa còn chậm, đặc biệt là tính liên kết, hợp tác, chia sẻ cùng nhau còn lỏng lẻo, chưa rộng khắp trong các lĩnh vực giữa sản xuất và sản xuất, giữa sản xuất và phân phối, tất cả phải vì mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nội địa, phát triển nhanh và bền vững.

Ngoài những khó khăn nêu trên, đặc biệt chúng ta cần quan tâm một số động thái biến động, thay đổi so với những năm trước đây trong giaoao dịch thương mại quốc tế đó là:

Một xu hướng cần lưu ý hiện nay là việc bán hàng không phải chỉ vì lợi nhuận cao nhất mà bán hàng cho những nước thân cận nhất. Mua hàng không phải mua ở những nơi rẻ nhất mà tăng cường việc chủ động sản xuất để tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu; Vẫn tiếp tục phát sinh những rào cản thương mại, kĩ thuật đối với hàng xuất khẩu đi các nước

Xu hướng nhập khẩu các hàng hóa xanh, sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường đang là tiêu  chuẩn chủ đạo ở các nước phát triển (ví dụ: sang năm 2024, EU đã quyết định không nhập khẩu những sản phẩm trồng trọt được thực hiện thông qua việc phá rừng lấy đất để sản xuất)

Xu hướng giao dịch thông qua các nền tảng số, thương mại điện tử ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa thương mại trực tiếp và thương mại online theo chiều hướng quyết liệt hơn

Thương mại phát triển chủ yếu trên cơ sở thiết lập các chuỗi cung ứng tin cậy, an toàn, bền vững giữa hai nước hay một nhóm nước

Khó khăn, cơ hội đang đan xen với nhau, trước những khó khăn kể trên, kế sách của chúng ta là gì?

Trước hết phải bảo vệ bằng được sản xuất trong nước, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm, một số mặt hàng thiết yếu khác để phục vụ tiêu dùng cho nhân dân và xuất khẩu. An ninh lương thực là số 1 bởi đứng trước những biến động khó lường của thế giới như biến đổi khí hậu, địa chính trị phức tạp, xung đột hay xảy ra và kéo dài.

Đi đôi với sản xuất, Việt Nam thực hiện phương châm đa phương hóa quan hệ thương mại, đa dạng hóa hàng hóa, tiếp tục giữ những mối quan hệ của bạn hàng truyền thống, đồng thời mở rộng thêm thị trường mới.

Tận dụng các điều khoản trong các FTA đã kí để hỗ trợ cho xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong cả nước.

Từng bước hoàn thiện các chuỗi  cung ứng hàng hóa, nhất là các hàng hóa tiêu dùng công nghiệp năng lượng thiết yếu, tăng cường dự trữ chiến lược để có thể đủ sức chống chọi với những biến động lâu dài.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt và hàng hóa Việt Nam trước hết ở thị trường nội địa và hàng hóa xuất khẩu cả về giá, chất lượng, bao bì nhãn mác. Đáp ứng các tiêu chuẩn do khu vực và quốc tế đề ra của các nước có quan hệ thương mại

Trên đây là những vấn đề cần đặt ra và phải từng bước thực hiện để Việt Nam chúng ta có đủ những đối sách thích hợp nhằm vừa giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu hướng tới một nền kinh tế độ lập tự chủ, lấy xuất khẩu đầu tư và tiêu dùng là 3 trụ cột chính để tăng trưởng một cách vững chắc. Muốn thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát một cách hợp lý, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trước mọi sự biến động của thế giới, ngoài sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp, sản xuất thương mại là chính, rất cần sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và các địa phương.

Chắc chắn Việt Nam chúng ta sẽ từng bước khắc phục những khó khăn hiện tại để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch nhà nước về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng trong năm 2023, làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng hóa và thương hiệu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.