OCOP là giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống khu vực nông thôn

11/11/2022 20:10 (GMT+7)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ngày 10/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP”, những kinh nghiệm cũng như khó khăn, vướng mắc đã được chia sẻ thẳng thắn. Hội thảo có sự tham dự của ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP thành công triển khai sản phẩm OCOP như: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội,…

Theo đó, chương trình OCOP tại tỉnh Bắc Giang đã triển khai được 4 năm, đã có 180 sản phẩm được công nhận, trong đó có 42 sản phẩm 4 sao, trở thành địa phương đứng thứ 12 toàn quốc và thứ 2 khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc.
Cũng như các địa phương khác, quá trình triển khai chương trình tại Bắc Giang gặp khá nhiều khó khăn như: Nguồn lực triển khai chủ yếu là lồng ghép, chủ thể chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống.
Các mặt hàng của Bắc Giang chủ yếu ở dạng tươi sống, chưa có nhiều loại được đầu tư chế biến sâu nên khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao, đối tượng khách hàng còn hạn chế.

Hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP” tại Bắc Giang (Ảnh Bộ NN&PTNT)

Để khai thác những lợi thế này, Bắc Giang đã và đang triển khai các kế hoạch nhằm mở rộng, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung nhằm kiểm soát vùng nguyên liệu tại chỗ, tạo nền tảng để nâng cao giá trị, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Với hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trong giai đoạn vừa qua được xem là bước đột phá mới, là giải pháp có tính quyết định đến sự thành công của chương trình, trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hóa để bán, để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì thế mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường.
Bên cạnh đó, để tiếp cận người tiêu dùng, những ngày đầu, Công ty phải mang mặt hàng mẫu đi chào từng cửa hàng, từng siêu thị nhỏ lẻ và tham gia vào hội nhóm thực phẩm an toàn, các chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại để tiếp cận được với các đơn vị phân phối và có thể làm việc trực tiếp với đối tác thu mua. Đến nay, hàng hóa của đơn vị đã có mặt ở gần 500 siêu thị, cửa hàng và đại lý trên toàn quốc.
Tuy nhiên, do không có đủ nhân lực chất lượng, thiếu vốn nên việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều sản phẩm khi bán ở kênh địa phương, cho khách tới thăm quan mua về làm quà thì bán rất tốt nhưng khi đưa lên kệ các cửa hàng tiện lợi, siêu thị thì lại rất khó bán.
Nguyên nhân là do bao bì chưa đủ bắt mắt, định lượng, kích thước quá lớn, trong khi xu hướng tiêu dùng của người dân thành thị, nơi phổ biến của các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại lại là các mặt hàng nhỏ gọn, tiện ích, đa dạng.
Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã đánh giá cao những chia sẻ và đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã và đại biểu tại Hội thảo.
Ông Dương khẳng định, định hướng trong thời gian tới của Bắc Giang là lấy công nghiệp là động lực chủ yếu, dịch vụ là điều kiện thúc đẩy và nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong đó, xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Chính vì vậy, thời gian tới tỉnh Bắc Giang mong muốn các nhà khoa học, doanh nghiệp và các tỉnh bạn tiếp tục phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ tỉnh Bắc Giang trong triển khai thực hiện, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó các tỉnh, thành như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn và TP. Hà Nội tiếp tục phối hợp cùng với tỉnh Bắc Giang trong trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện chương trình; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP giữa các tỉnh.
Có thể nói ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang nhiều năm qua phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bắc Giang cũng là nơi có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời với hơn 2.200 di tích, trong đó có 746 di tích được xếp hạng, nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng. Đó là tiền đề và lợi thế lớn của tỉnh trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP./.

Hồng Như (t/h)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.