Việt Nam sẽ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu trong thập kỷ tới

06/08/2023 19:30 (GMT+7)
Theo dự báo của các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Tăng trưởng tại Đại học Harvard, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam là ba nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới.

Trong thập kỷ tới, dự đoán ba cực tăng trưởng sẽ tập trung ở Đông Á, Đông Âu và Đông Phi. Trung Quốc được kỳ vọng là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người nhanh nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn so với mức tăng trong thập kỷ vừa qua.

Một số nền kinh tế châu Á đã tích lũy mức độ phức tạp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới, dẫn đầu là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

Ở Đông Phi, một số nền kinh tế dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh gồm Uganda, Tanzania và Mozambique. Điểm khác biệt so với Đông Á là động lực tăng trưởng của các nước Đông Phi đến từ dân số hơn là nhờ mức độ phức tạp của nền kinh tế.

Ở cực tăng trưởng Đông Âu, các nước Georgia, Litva, Belarus, Armenia, Latvia, Bosnia và Herzegovina, Romania và Albania nắm giữ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ những tiến bộ liên tục về mức độ phức tạp của nền kinh tế và giá trị tính bình quân đầu người.

Bên ngoài các cực tăng trưởng này, dự báo cũng cho thấy Ai Cập có tiềm năng đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Còn triển vọng tăng trưởng của các khu vực đang phát triển khác như khu vực Mỹ Latinh – Caribe và Tây Phi gặp nhiều thách thức hơn do nền kinh tế chưa tích lũy đủ độ phức tạp.

“Các quốc gia đã đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn, như Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ dẫn dắt tăng trưởng trong thập kỷ tới”, giáo sư Ricardo Hausmann, Giám đốc Phòng thí nghiệm Tăng trưởng cho biết. “Trung Quốc và Việt Nam đã nhận ra nhiều lợi ích khi mức độ phức tạp của nền kinh tế gia tăng. Ở mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của hai nước, nền kinh tế của họ còn có mức độ phức tạp hơn dự kiến, vì vậy đây sẽ vẫn là cực tăng trưởng toàn cầu.”

Bảng xếp hạng ECI mới cũng cho thấy các nền kinh tế có độ phức tạp nhất trên thế giới theo thứ tự là Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, và Singapore. Các quốc gia đáng chú ý khác bao gồm Vương quốc Anh ở vị trí thứ 8, Hoa Kỳ ở vị trí thứ 14, Pháp ở vị trí thứ 17. Trong số các quốc gia có nền kinh tế phức tạp nhất, Romania (thứ 19), Philippines (thứ 33) và Hàn Quốc (thứ 3) đã có bước nhảy đáng kể nhất trong bảng xếp hạng.

Ngoài ra, có những nền kinh tế đang phát triển đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện mức độ phức tạp bao gồm Lào (thứ 84), Campuchia (thứ 83) và Cộng hòa Dominica (thứ 58). Những quốc gia có mức giảm nhanh nhất trong bảng xếp hạng phức tạp trong thập kỷ qua do không thể đa dạng hóa xuất khẩu của họ, đó là Panama (thứ 86), Cuba (thứ 117), Ghana (thứ 121) và Brazil (thứ 70).

Dự báo tăng trưởng được trình bày trong Atlas về mức độ phức tạp của nền kinh tế (Atlas of Economic Complexity) phân tích dữ liệu thương mại năm 2021. Chỉ số Phức tạp của nền Kinh tế (The Economic Complexity Index – ECI) phản ánh sự đa dạng và phức tạp của năng lực sản xuất gắn liền với xuất khẩu của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải tích lũy đa dạng tri thức sản xuất hoặc bí quyết mới và thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn.

Atlas về mức độ phức tạp của nền kinh tế sử dụng dữ liệu hơn 5.000 hàng hóa và dịch vụ để hiểu được các động lực kinh tế và cơ hội tăng trưởng cho mọi quốc gia trên toàn thế giới. Bằng cách xác định những quốc gia có mức độ phức tạp về kinh tế vượt quá mong đợi dựa trên mức thu nhập, các nhà nghiên cứu dự đoán những quốc gia sẽ phát triển nhanh hơn trong thập kỷ tới.

Khánh Nam theo phys.org

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.