Hàn Quốc: đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam

30/10/2022 10:45 (GMT+7)
Tại Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc, đại diện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và Hàn Quốc đã trao đổi, thảo luận các nội dung về thương mại và đầu tư; hợp tác phát triển; hợp tác về công nghiệp và hạ tầng; lao động và việc làm. Các ý kiến đánh giá, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm qua ở tất cả các lĩnh vực.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, năm 2022 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Hàn Quốc. Mặc dù thời gian chưa phải là dài nhưng quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và hiện đang trong giai đoạn hết sức tốt đẹp. Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực đều có sự phát triển vượt bậc, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía, đánh dấu bằng việc hai nước đang trao đổi để nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Quang cảnh Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc (Ảnh: MPI)

Tại Kỳ họp, đại diện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và Hàn Quốc đã trao đổi, thảo luận các nội dung về thương mại và đầu tư; hợp tác phát triển; hợp tác về công nghiệp và hạ tầng; lao động và việc làm. Các ý kiến đánh giá, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm qua ở tất cả các lĩnh vực.

Theo đó, về thương mại, năm 2021, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến tháng 9/2022, Hàn Quốc đã có khoảng 9.438 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 80,5 tỷ đôla Mỹ, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam.

Về viện trợ phát triển chính thức, Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc). Gần đây, tổng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 500 triệu đôla Mỹ, trong đó 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông tin về định hướng ưu tiên sử dụng ODA Hàn Quốc trong giai đoạn tới của Chính phủ Việt Nam; Tình hình triển khai Hiệp định khung vốn vay EDCF giai đoạn 2016-2023 và nhu cầu vốn vay trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan của Hàn Quốc trong việc sửa đổi Chiến lược quốc gia (CPS) dành cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA và viện trợ không hoàn lại được tập trung ưu tiên cho y tế, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo; dự án hạ tầng quy mô lớn.

Một vị đại diện Chính phủ Hàn Quốc cho biết, dự án ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam được triển khai thành công và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian tới. Chính phủ Hàn Quốc đã lập CPS theo từng giai đoạn, hiện nay đang chuẩn bị cho giai đoạn mới với quan điểm phản ánh nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong chính sách này; tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực để gia tăng thương mại của các dự án ODA, trong đó có lĩnh vực giao thông, hành chính công và tới đây là biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Hàn Quốc và Việt Nam cũng phối hợp để giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp - năng lượng, hạ tầng - giao thông - xây dựng, tài chính - ngân hàng … Thời gian tới, hai bên cần tiếp tục tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực. Kinh nghiệm, năng lực, trình độ của Hàn Quốc là những thế mạnh mà phía Việt Nam cần tích cực khai thác, vận động phía Hàn Quốc hỗ trợ.

Về hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước, hai bên đã đề ra một số biện pháp nhằm giảm vấn đề nhập siêu của Việt Nam, xúc tiến hơn nữa việc xuất khẩu một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh vào Hàn Quốc. Hai bên cũng đã đánh giá lại tình hình thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, làm cơ sở để thúc đẩy quan hệ thương mại với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 100 tỷ đôla Mỹ vào năm 2023 và 150 tỷ đôla Mỹ vào năm 2030.

Kỳ họp đã thảo luận, đánh giá các nội dung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển (ODA) giữa hai nước bao gồm việc sửa đổi Chiến lược quốc gia của Hàn Quốc cho Việt Nam, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi Hàn Quốc của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới, cũng như xây dựng Hiệp định khung vốn vay EDCF cho giai đoạn tới.

Ngân Hà

Có thể bạn quan tâm: vốn ODA MPI Hàn Quốc
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.