“Thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ giữa Lào và Việt Nam”

23/08/2024 14:27 (GMT+7)
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Lào và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội thảo trao đổi chuyên môn với chủ đề “Thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ giữa Lào và Việt Nam” nhằm hiện thực hóa việc sử dụng đồng nội tệ Kíp - VNĐ trong thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước, giúp ngăn ngừa các rủi ro từ bên ngoài và thúc đẩy kinh tế biên mậu.

Theo dữ liệu về thương mại và đầu tư, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Lào và hai bên đã hợp tác về thương mại và đầu tư từ rất lâu. Đây là cơ sở quan trọng để hợp tác thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ Kíp - VNĐ giữa hai nước thời gian tới. Việc kiểm soát hệ thống thanh toán chung của cả hai nước sẽ do Công ty Mạng lưới thanh toán quốc gia Lào (LAPNet) và Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phụ trách.

Nhân viên ngân hàng đếm đồng kíp Lào. Ảnh minh họa: TTXVN

Hội thảo trao đổi chuyên môn là diễn đàn để hai bên cùng nhau trao đổi ý kiến và tạo sự hiểu biết về công việc này. Tại hội thảo, hai bên đã giới thiệu “Dự án kết nối thanh toán bán lẻ xuyên biên giới Việt Nam - Lào sử dụng mã QR, đồng thời cho biết hiện hệ thống kết nối thanh toán bán lẻ xuyên biên giới Việt Nam - Lào sử dụng mã QR đang trong giai đoạn chuẩn bị và sẽ triển khai dự án giai đoạn 1 trong tháng 9 tới.

Việc tăng cường sử dụng đồng bản tệ trong giao dịch xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy thanh toán sử dụng đồng bản tệ sẽ giúp giảm chi phí giao dịch, giảm rủi ro biến động tỷ giá, đồng thời tăng tính ổn định và an toàn cho cả hai nền kinh tế Việt Nam – Lào.

Theo số liệu từ Tổng Cục hải quan, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam - Lào tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 927 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập siêu 349 triệu USD.

Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Lào thu về 289 triệu USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Việt Nam xuất khẩu sang Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch cao nhất với 42 triệu USD, tăng 40%; đứng sau là sản phẩm từ sắt thép với 23,1 triệu USD, tăng 9,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đứng vị trí thứ ba với giá trị 21,9 triệu USD, tăng 3,3%.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương giữa Việt Nam - Lào.

này quy định các nội dung liên quan đến quản lý ngoại hối đối với các hoạt động thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa hai nước Việt Nam - Lào; các hoạt động ngoại hối khác phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam – Lào, thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước.

Phương thức thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam - Lào bao gồm: Thanh toán, chuyển tiền thông qua ngân hàng được phép; thanh toán bù trừ (thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào thông qua ngân hàng được phép).

Bùi Tuấn Anh

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.