Tiếp bài “Thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa): “Biến” đất công thành địa điểm kinh doanh thu lợi bất chính?”: Cận cảnh sai phạm kiểu “Con voi chui lọt lỗ kim”

04/04/2022 11:05 (GMT+7)
Như KD&BM Việt Nam đã nêu trước đó về việc một số cá nhân đã lợi dụng danh nghĩa được thuê để chăm sóc khuôn viên cây cảnh để “biến hóa” nhà điều hành Công viên thành quán Cafe có quy mô và vị trí nằm ngay trung tâm Công viên…?

Theo tìm hiểu của PV, Công viên Hòa Vang được UBND huyện xây dựng năm 2011 phục vụ cho nhu cầu của bà con nhân dân, sau đó đến Cuối năm 2020, huyện Quảng Xương giao toàn bộ Công viên cho Thị trấn Tân Phong quản lý. Cũng từ đây không gian Công viên bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho các hoạt động kinh doanh cafe với tên quán “Coffee Hòa Vang Garden”.

Sau khi có bài viết phản ánh thực tế hoạt động kinh doanh trên khu vực đất công tại huyện Quảng Xương, bài báo đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía độc giả gần xa “Công viên là nơi công cộng, để người dân địa phương được tham gia hoạt động vui chơi, tập thể dục và là không gian cây xanh điều hòa không khí bớt đi phần nào ô nhiễm. Việc kinh doanh rõ ràng dù có thận trọng đến mức nào cũng không thể nói không ảnh hưởng đến môi trường cũng như có tác động tới cảnh quan của Công viên được. Đấy là chưa kể việc xe ô tô đỗ thành hàng dọc đường vào Công viên làm ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi cũng như mất không gian, lại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông…” Bạn đọc Nguyễn Tuấn bày tỏa quan điểm.

Trái chiều với bạn đọc Nguyễn Tuấn, chị Hoa cho rằng: Trên phương diện kinh doanh thì việc “tranh thủ” mặt bằng để hoạt động kinh doanh để tang nguồn thu cho địa phương cũng là một cách làm hay, họ tận dụng được lợi thế. Vốn đầu tư ít, lại có được vị trí Trung tâm gần Khu hành chính, đông dân cư, không gian thoáng đãng…

Trước đó, trao đổi với Phóng viên ông Nguyễn Trọng Trung (CT UBND Thị trấn Tân Phong) cho rằng: Rõ ràng Công viên là tài sản công thì không được cho ai thuê cả, Nhà nước phải quản lý. Tuy nhiên, mình có thể thuê người ta chăm sóc khuôn viên cây cảnh, cho phép làm một số hạng mục mà không ảnh hưởng đến cái hoạt động của Công viên, cộng đồng…”.

Phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo UBND, Huyện ủy huyện Quảng Xương về vấn đề trên và sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả ngay khi có hồi âm.

Sau đây là một số hình ảnh được Phóng viên ghi lại:

Dọc đường vào Khu trung tâm Công viên Hòa Vang bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe tải, xe ô tô…
Không gian thoáng mát của “Coffee Hòa Vang Garden”.
Địa điểm được cải tạo làm nơi vui chơi cho trẻ em có cả cầu trượt, nhưng cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.
Khu nhà điều hành của Công viên Hòa Vang nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh khu vực nhà điều hành Công viên “biến” thành nơi kinh doanh.

Hoàng Giáp

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.