Câu chuyện về việc xây dựng chợ đầu mối ở Việt Nam

16/10/2023 13:52 (GMT+7)
Cách đây 4 năm, tôi đã viết bài: “Không thể không có chợ đầu mối ở Việt Nam”. Trước những bức xúc về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta, nhất là hàng nông sản thực phẩm, cộng thêm việc mua bán hàng hóa ít được công khai minh bạch và thiếu tính cạch tranh trên thị trường nội địa.
Ảnh minh hoạ 

Nhiều năm nay, người sản xuất hầu hết bị thiệt thòi khi đưa hàng ra thị trường tiêu thụ. Họ bị ép cấp, ép giá do một số cá nhân, tổ chức lợi dụng những tình thế khó khăn của nông dân để làm những việc thiếu tính nhân văn giữa con người với nhau.

Tình trạng mang dáng dấp độc quyền mua và công khai bán với giá cao vô lý trên thị trường năm nào cũng có. Thực trạng này dẫn tới “ai chơi với nông dân đều khá lên, còn nông dân thì lại không khá lên được”, mà 70% dân số nước ta là nông dân.

Cách đây vài năm, đại sứ quán Pháp có nhã ý giúp đỡ chúng ta xây dựng một chợ đầu mối nông sản thực phẩm hiện đại, nhằm đảm bảo cho công tác an toàn thực phẩm.

Tin vui đã đến sau mấy năm nghiên cứu tại địa bàn Hà Nội, để án xây dựng chợ đã hoàn thành, chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Địa bàn xây dựng với quy mô hàng trăm ha tại một huyện phía bắc Thủ đô.

Với quy mô lớn, cơ sở vật chất hiện đại, các khu vực được bố trí khoa học mang tính chất của một chợ đầu mối, chính mô hình này sẽ là đầu mối thu gom hàng nông sản thực phẩm cả một vùng rộng lớn ở đồng bằng bắc Bộ.

Lý thuyết “phải tập trung mới quản lý được” nghe thì đơn giản, song nếu không có chợ đầu mối đủ tiêu chuẩn sẽ không bao giờ đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội tiêu dùng và mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước.

Thực tế, từ nhiều năm nay ở Việt Nam vẫn đang tồn tại hàng chục chợ gọi là “đầu mối” ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, tất cả các chợ này đều không đạt yêu cầu của một chợ đầu mối đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Chợ đầu mối hiện nay chủ yếu để tập kết hàng hóa trước khi đưa ra bán lẻ, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đôi khi còn bị buông lỏng. Không chợ đầu mối nào có sàn giao dịch hàng hóa nông sản thực phẩm đủ tiêu chuẩn.

Các điều kiện như hệ thống kho, dự trữ, chế biến, khu vực bán lẻ, khu vực hậu cần, cấp thoát nước, hệ thống giao thông nội bộ và kết nối với các vùng sản xuất… đều chắp vá, không đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Trong khi, để một chợ đầu mối đạt tiêu chuẩn đi vào hoạt động do Pháp hỗ trợ thực hiện cũng không phải “một sớm một chiều”. Ngoài công tác thiết kế, xây dựng, lắp đặt thi công thì việc triển khai cơ chế, chính sách gồm thuế, phí, các điều kiện hàng hóa vào được chợ, doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.

Đồng thời, thiết lập các hệ thống kiểm soát từ đầu vào đến khi hàng hóa ra khỏi chợ về các kênh bán lẻ, công tác đào tạo nguồn nhân lực, bộ máy quản lý, đáp ứng cho sự vận hành của một chợ đầu mối hiên đại đầu tiên ở Việt Nam.

Nhưng chúng ta tin tưởng dưới sự chỉ đạo giúp đỡ của nhà nước, các bộ ngành, lãnh đạo Hà Nội và đại sứ quán Pháp, trong tương lai một chợ đầu mối thực sự sẽ hiện diện tại Thủ đô, góp phần tạo dựng bộ mặt hệ thống phân phối hiện đại ở nước ta, thúc đẩy sản xuất phát triển phục vụ đắc lực cho tiêu dùng xã hội.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.