Thế giới cần suy nghĩ lại về giá trị của nước.

02/03/2018 (GMT+7)
Mới đây, một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn dắt nhấn mạnh sức ép đang ngày càng gia tăng trong việc đo lường, giám sát và quản lý nguồn nước tại các khu vực và trên toàn cầu. Một khung hành động, bao gồm 4 phần, cũng được đề xuất để xác định giá trị của nước cho mục tiêu phát triển bền vững, nhằm hướng dẫn chính sách và thực tiễn tốt hơn.



Mới đây, một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn dắt nhấn mạnh sức ép đang ngày càng gia tăng trong việc đo lường, giám sát và quản lý nguồn nước tại các khu vực và trên toàn cầu. Một khung hành động, bao gồm 4 phần, cũng được đề xuất để xác định giá trị của nước cho mục tiêu phát triển bền vững, nhằm hướng dẫn chính sách và thực tiễn tốt hơn. 



                             water.jpg


                    

 

Từ lâu, giá trị của nước với con người, môi trường, công nghiệp, nông nghiệp và các nền văn hoá, … đã được thừa nhận. Ít nhất, có nước sạch để uống cũng là một nhu cầu thiết yếu của con người. Chỉ tính riêng những đầu tư cho nguồn nước sạch, an toàn, trên diện rộng đã là rất lớn, ước đạt 114 tỷ USD mỗi năm.

 

Tuy nhiên, những đòi hỏi trong việc xác định lại giá trj của nước đang ngày càng gia tăng, vì những lý do sau đây:

 

Nước không phải chỉ để duy trì sự sống, mà còn đóng vai trò rất lớn đối với phát triển bền vững. Điều này được thể hiện rất rõ qua 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, từ xóa đói đến giảm nghèo – vốn liên hệ chặt chẽ với các vấn đề đô thị, hòa bình và công lý, … những địa hạt mà ảnh hưởng phức tạp của nước, chỉ đến bây giờ mới được nhận thức một cách đầy đủ.

 

An ninh nước đang là mối lưu tâm lớn trên toàn cầu. Các tác động tiêu cực của tình trạng thiếu nước, lũ lụt và ô nhiễm nhiều năm qua đã đặt ra những thách thức và rủi ro [liên quan đến nước] thuộc nhóm 5 mối đe doạ hàng đầu – theo Diễn đàn Kinh tế thế giới. Năm 2015, nghiên cứu của Đại học Oxford ước tính: những mất mát từ thiếu nước sinh hoạt và lũ lụt có thể lên đến 500 tỷ USD mỗi năm. Tháng trước, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra: thiệt hại do hạn hán gây ra tại các đô thị thường cao gấp bốn lần so với lũ lụt, hay như một đợt hạn hán tại khu vực nông thôn Châu Phi có thể khiến đói nghèo kéo dài thêm nhiều thế hệ.

 

Tình trạng khẩn cấp này chính là dịp, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị của nước. Hồi đầu năm, một hội đồng cấp cao của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng thế giới đã đưa ra sáng kiến trong việc xác định lại giá trị của nước. Sự đồng thuận đang ngày càng tăng cho thấy giá trị của nước hiện đã vượt xa tính kinh tế. Để điều chỉnh chính sách cũng như có sự đầu tư tốt hơn trong tương lai, chúng ta cần xem nước như một thách thức trong lĩnh vực quản lí.

 

Nghiên cứu trên của Oxford cùng các đối tác đã được xuất bản trên Science, trong đó đưa ra một khung hành động mới trong việc xác định lại giá trị của nước đối với các mục tiêu phát triển bền vững. Việc đặt ra các tiêu chí như giá trị kinh tế và lợi ích mang tính văn hóa của nước mới chỉ là bước đầu. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra: việc xác định giá trị và quản lý nước cần có sự phối hợp hành động, song song giữa bốn ưu tiên chính: đo lường, đánh giá, thương mại hóa và thiết lập các cơ quan có thẩm quyền trong việc phân bổ, cấp nước.

 

Dustin Garrick – Viện Doanh nghiệp và Môi trường Smith (ĐH Oxford), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Báo cáo của chúng tôi là để đáp lại lời kêu gọi hành động trên toàn cầu về những tác động tiêu cực do sự khan hiếm, các cú sốc và sự thiếu thốn của các dịch vụ [liên quan đến nước], trong đó nhấn mạnh: cần thiết phải xác định lại giá trị của nước, theo cách tốt hơn. Có lẽ sẽ rất khó để đem lại giải pháp tốt nhất, tuy nhiên cần những bước đi rõ ràng. Chúng tôi cho rằng xác định giá trị của nước, về cơ bản là điều hướng sự cân bằng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra tại sao chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị của nước, và làm sao để tiếp cận điều đó, bằng cách tận dụng đòn bẩy công nghệ, khoa học cũng các ưu đãi để vượt qua những rào cản quản trị lạc hậu. Xác định lại giá trị của nước cũng đòi hỏi xác định lại giá trị của các định chế.”

 

Richard Damania – Kinh tế trưởng tại Ngân hàng thế giới, đồng tác giả của nghiên cứu trên, một chuyên gia về nước, phát biểu:' “Chúng tôi đã chỉ ra: nước là nền tảng cho phát triển và chúng ta cần quản lý một cách bền vững. Những chính sách đa dạng được ban hành sẽ cần thiết cho các mục tiêu khác nhau. Những chính sách quản lý do các nhà nước đặt ra hiện đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp để giải quyết những thách thức [liên quan đến nước] của thế kỷ 21. Khi không có những chính sách phân bổ nguồn cung hiệu quản, cùng kiểm soát nhu cầu nước đang ngày càng tăng và giảm lãng phí, áp lực sẽ đè nặng lên những nơi mà nước vốn dĩ đã khan hiếm, hay sẽ lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới, bên cạnh những tác động tới tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các quốc gia – vốn gặp vấn đề như khan hiếm nước.

 

Erin O' Donnell từ Đại học Melbourne (Úc) – đồng tác giả nghiên cứu trên, nói: “2017 là năm bước ngoặt đối với các con sông. Cụ thể, bốn dòng sông đã được trao tư cách pháp nhân, sau một loạt những phán quyết pháp lý mang tính đột phá trên thế giới. Sự thừa nhận pháp lý chưa từng thấy này, bên cạnh những giá trị văn hoá và môi trường đối với các dòng sông, buộc chúng ta phải xem xét lại vai trò của chúng đối với xã hội, sự phát triển bền vững và mô hình của chúng ta trong việc xác định giá trị của nước”.

 


                                                                                                                                                                                               Minh Nhật ( Biên dịch )


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bàn luận xã hội
Tin đã đăng
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 268A đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.