Chuyện về người phụ nữ muốn nâng tầm vị thế nước mắm Ba Làng truyền thống đến với người tiêu dùng Việt Nam

07/10/2023 14:40 (GMT+7)
Sinh ra và lớn lên tại miền biển Tĩnh Gia (nay là Thị xã Nghi Sơn), chị Nguyễn Thị Quế (50 tuổi, người ở TDP Thượng Hải, phường Hải Thanh) đã không khỏi trăn trở cho những sản phẩm được chắt lọc từ miền biển nơi quê nhà và đau đáu tìm hướng đi cho các sản phẩm truyền thống của địa phương…

Gian nan lập nghiệp

Sinh ra và lớn lên tại phường Hải Thanh, người con gái miền biển xứ Thanh từ tấm bé như được ngấm vào mình vị mặn của biển cả, vùi mình trong những nắng rát cháy da mà lớn lên với biết bao thăng trầm của cuộc sống, khát vọng lập nghiệp và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Lớn lên được theo bà nội làm mắm, chị Quế cho biết: Bản thân mình được bà nội cho học việc khi mới vừa tròn 14 tuổi, khi đó bà có nói “Bà truyền cho con cái nghề từ ông cha để lại, nếu có phát triển được thì tốt còn không thì sau này lấy chồng dù có khó khăn từng nào cũng có việc để mà làm để nuôi các con…”

Để đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm, khâu đóng chai cũng được chị Quế giám sát chặt chẽ.

“Ngày ấy bà con ngư dân ở đây ra khơi đánh bắt sớm có được nguồn lợi lớn, nhưng không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Dù tầu thuyền ngày ấy khoang đầy ắp cá tôm sau mỗi bận đi xa, nhưng vì không tìm được thị trường nên buôn bán chỉ manh muốn nhỏ lẻ, cuộc sống của họ vốn nghèo lại vẫn hoàn nghèo. Sống mãi trong cái nghèo, cái cùng cực nhưng vợ chồng tôi không cam chịu, luôn cố gắng tìm cách làm ăn thoát nghèo…!”

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị Quế kể: Lớn lên trong cái mặn mòi của biển cả, làn da cháy sạm vì nắng gió, chị Quế lấy chồng ở độ tuổi đẹp nhất của người con gái, rồi chị hạ sinh được 3 người con trai. Như bao vợ chồng ngư dân miền biển thời ấy, khi anh chị cưới nhau, cơ ngơi hầu như chưa có gì giá trị. Chồng chị phải đi biển đánh cá thuê, bản thân chị ở nhà thì thức khuya dậy sớm thu mua cá từ ngư dân đánh bắt ngoài biển về rồi phân loại để phụ bà làm mắm, phần còn lại thì mang đi bán cùng với sản phẩm nước mắm của bà nội ở các chợ quê. Rồi chị muốn bán được nhiều hàng hơn, thì đi sang các khu vực dân cư ở các xã, huyện bên để kiếm mối bán hàng, các điểm đổ sĩ. Thời gian sau đó cũng tích góp được cho bản thân chút ít kinh nghiệm và vốn liếng làm ăn, rồi mở rộng cơ sở trên nền đất vốn có của gia đình.

Lập nghiệp lần thứ 2

Cuộc sống gia đình cứ nghĩ sẽ nhẹ nhàng trôi qua như thế, dù vất vả nhưng mong rằng với sự nỗ lực của cả 2 vợ chồng rồi cuộc sống sẽ dần ổn định hơn. Nào ngờ năm chị vừa tròn 28 tuổi (bằng tuổi cậu con trai lớn bây giờ) thì chồng mất, mọi gánh nặng gia đình lúc ấy đè nặng lên đôi vai vốn dĩ gầy yếu của chị.

Chị Quế vẫn luôn tâm niệm và đau đáu với nghề mắm truyền thống của quê hương.

Nhưng rồi với bản lĩnh của người từng trãi qua những thăng trầm và khó khăn, vất vả, chị không để bản thân mình gục ngã mà mạnh mẽ đứng lên sau cú sốc tinh thần. Với số vốn ít ỏi của gia đình còn lại sau khi lo hậu sự cho chồng, chị quyết tâm vực dậy để làm ăn còn lo cho con cái sau này. Rồi đi vay mượn thêm từ gia đình, bạn bè và người than, được ít vốn chị thu mua hàng của bà con về mở rộng mô hình làm mắm, sau đó đưa ra thị trường để bán, vừa bán cá vừa làm mắm “lấy ngắn nuôi dài”. Thời gian đầu do vốn mỏng, kinh nghiệm buôn bán ở thị trường bên ngoài chưa có, người làm cũng không dám thuê nhiều, con cái thì còn nhỏ nên việc gì cũng đến tay, người suốt ngày vật lộn với công việc lúc nào cũng có mùi tanh của cá, mắm…

Nhưng rồi với ý chí phi thường, cùng với đó là những động viên của người thân và gia đình mà chị đã nỗ lực vượt qua quãng thời gian khó khăn nhất của đời mình, rồi chị cũng có được những thành quả bước đầu, người con gái miền biển đã quyết định tiến thêm những bước tiến mới trong sự nghiệp của mình. Từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ manh muốn, đã quyết định gây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ, rồi cái tên nước mắm “Chị Quế” ra đời và khẳng định được vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng…

Chị Quế kể: Ngày ấy buôn bán vẫn theo nếp truyền thống, việc kinh doanh cũng như kiếm mối bán hàng đều phải đến trực tiếp chào hàng rồi giao đến tận tay họ từng lít nước mắm để họ sử dụng. Được cái là hàng của mình toàn là đồ tươi từ bể, lại trải qua các công đoạn sản xuất thủ công với kinh nghiệm truyền thống lâu đời, nên chỉ cần khách dùng một lần sẽ nhớ mãi. Rồi dần họ thành quen vị, quen chất lượng sản phẩm thì họ chỉ lấy hàng của mình, sau đó lại giới thiệu đến các mối khác từ đó mở rộng thị trường. Ngày ấy làm ăn tin tưởng nhau là chính và khi khách biết tới và quen với chất lượng mặt hàng nhà mình rồi thì họ thành nghiện, khó thay đổi lắm.

Trái ngọt thu về…

Sau nhiều năm bươn chãi thị trường, gặp phải không ít khó khăn, vì kinh nghiệm của chị trong ngần ấy năm cũng chỉ như muối ở biển. Rồi cái đáng lo nhất của chị khi mở rộng mô hình kinh doanh và đặt kế hoạch chiếm lĩnh thị trường là nguồn vốn, bản thân chị đã phải chạy vạy đi lo tiền vốn, đi lo các thủ tục pháp lý, mẫu mã bao bì, nhân công tuyển về đều là lao động địa phương trình độ chuyên môn không có ngoại trừ kinh nghiệm. “Cũng may có được sự hỗ trợ từ cô em gái họ giành cho mình, nên mình cũng cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Đặc biệt là hành trình để chất lượng sản phẩm Nước mắm Chị Quế được chấp nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP”.

 Sản phẩm nước mắm Chị Quê được chế biến theo giây chuyền thủ công được đúc rút kinh nghiệm hơn 100 năm qua

Nhờ có kinh nghiệm làm nghề được truyền lại từ ông bà, bố mẹ với những công thức gia truyền sẵn có, sau khi có được những sản phẩm tốt nhất, cho đến nay chị bắt đầu tập trung cho vấn đề truyền thông. Quảng bá sản phẩm, từ đó mà người dân được tiếp cận sản phẩm và công việc của chị bắt đầu khởi sắc. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để tăng sức cạnh tranh việc mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt quan tâm tới thị trường trong tỉnh được xem là “mấu chốt của sự thành bại trên sân nhà”.

Nhận thức được điều đó, lại được sự động viên và giúp sức từ phía người nhà, gia đình nên bản thân tôi đã hết sức cố gắng trong phát triển mặt hàng và phát triển thương hiệu. Ngoài việc tăng sản lượng, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng luôn được chú ý và xem đó là mục tiêu hàng đầu cho một chiến lược phát triển lâu dài. Nhờ đó mà nước mắm “Chị Quế” vẫn có cho mình thị trường ổn định trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Chị Quế chia sẻ: Hiện tại chị đang cho tập trung xây dựng lại tòan bộ hệ thống bán hàng, lập nên đội ngũ làm Ceo để thay chị lo đầu ra cho sản phẩm. Thay đổi cách thức kinh doanh cho tiến kịp thời đại, bỏ hẳn cách làm việc nhỏ lẻ kiểu con buôn như trước đây, nhưng vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm là đặc trưng riêng của nước mắm Chị Quế.

Sản phẩm Nước mắm Chị Quế đến nay đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng, cũng đã mở rộng thị trường trong nước và có nhà phân phối tại các tỉnh như: Hà Tĩnh; Nghệ An; Quảng Bình; Quảng Trị; TP. Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, năm nay chịu ảnh hưởng giai đoạn hậu dịch Covid nên công việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng nhiều, nhà phân phối không đi thị trường được. Nhưng không chịu khuất phục khó khăn, như con thuyền vươn khơi không sợ cơn sóng dữ, bản thân chị Quê vẫn luôn miệt mài ngày đêm tìm cách vượt khó, mong có thêm người làm đủ tin tưởng để có thể mở rộng thị trường…

Hiện tại, mỗi tháng cho sản lượng trên 3000 lít nước mắm, chưa kể đến các sản phẩm đồ khô, mắm tôm, mắm tép… Tạo điều kiện việc làm cho người lao động địa phương, đều đều cứ trên dưới 10 người làm công, cao điểm có thể lên đến gần 20 công nhân trong nhà tùy theo mùa vụ và đơn đặt hàng của khách.

Tháng 1/2023, sản phẩm “Nước mắm chị Quế Ba Làng” thuộc đơn vị kihn doanh hộ gia đình đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ghi nhận về chất lượng và cấp giấy chứng nhận OCOP xếp hàng 3 sao năm 2023.

Hoàng Giáp

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác, tuyên truyền, quảng cáo
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng hóa và thương hiệu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.