Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế thương mại quốc tế

10/05/2022 10:55 (GMT+7)
Vượt qua những khó khăn thách thức do đại dịch, xuất nhập khẩu năm 2021 vẫn vượt kỷ lục gần 670 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế.

Ngày 28/4, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics” và công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Tọa đàm.(Ảnh: Internet)

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 đã chỉ ra những điểm tích cực trong hoạt động thương mại quốc tế. Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng xuất nhập khẩu của cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch 668,55 tỷ USD. Xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Với kết quả này, Việt Nam đã lọt vào nhóm 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực, diện tích mặt hàng xuất khẩu đa dạng.

Nhóm hàng chế biến tiếp tục là động lực thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng chung. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng gấp 4,25 lần - từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021.

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 do Agility công bố cho thấy, năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc so với năm 2020, đứng thứ 8 trong 10 quốc gia dẫn đầu.

Việt Nam thuộc nhóm 20 nền kinh tế dẫn đầu về thương mại quốc tế.

Báo cáo cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã xác định logistics là một dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế quốc dân và có vai trò hỗ trợ, kết nối, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Báo cáo xuất nhập khẩu 2021 chỉ ra những tồn tại đáng kể như nhập siêu hoặc thặng dư thương mại tiếp tục ở mức cao đối với một số thị trường, có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu bền vững.

Tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu dựa vào sự gia tăng về số lượng và giá cả do nguồn cung trên thị trường khan hiếm. Hàng hóa xuất khẩu đôi khi vẫn xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu, cảng biển, nhất là từ cuối năm 2021.

Trong lĩnh vực dịch vụ logistics, mặc dù đã có sự phát triển mạnh mẽ được ghi nhận nhưng ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong số đó là các doanh nghiệp logistics chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.

Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi tập trung các luồng hàng hóa, Việt Nam được đánh giá là có lợi thế về địa kinh tế để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

Thùy Trang (TH)


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin hoạt động Hiệp hội
Tin đã đăng
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 268A đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.