Thay đổi phương thức sản xuất “3 tại chỗ” sao cho phù hợp với doanh nghiệp

12/08/2021 14:55 (GMT+7)
(KD&BM) - Trước tình hình nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn “3 tại chỗ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết sẽ có sửa đổi để phù hợp với doanh nghiệphơn.

Trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá mô hình sản xuất “3 tại chỗ” là phương thức sản xuất tốt. Mặc dù đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng khi áp dụng tại các tỉnh phía Nam lại đang bộc lộ một số bất cập, cần sớm có giải pháp khắc phục.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lý giải, mô hình “3 tại chỗ” đã áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang với số lượng công nhân ít và trong thời gian ngắn. Trong khi phía Nam có những khu công nghiệp có tới hàng nghìn, chục nghìn công nhân, đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau nên nếu ở tại một chỗ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý công nhân.

Bên cạnh đó, TPHCM cũng như 19 tỉnh phía Nam, chuỗi cung ứng về logistics, hệ thống vận tải bị đứt gãy nên gây rất khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Mô hình “3 tại chỗ” được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp. Nguồn: Internet

Ngoài ra, chi phí để thực hiện phương án “3 tại chỗ” quá cao, thời gian thực hiện lâu nên nhiều doanh nghiệp không chịu được. Một số quy định của các địa phương còn khác nhau, có nơi còn đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi doanh nghiệp đã chuẩn bị rất tốn kém để có thể tạo ra phương án “3 tại chỗ”. Do vậy, nhiều doanh nghiệp chủ động không làm nữa.

Chính vì thế, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã có đề xuất gửi Bộ Y tế về một số biện pháp có thể phù hợp hơn, thích nghi hơn trong điều kiện mới do còn phải làm lâu dài. Trong đó có nhấn mạnh đến việc đưa ra điều kiện sản xuất để doanh nghiệp dễ thực hiện hơn, có các giải pháp khác ngoài “3 tại chỗ” cho doanh nghiệp lựa chọn hay quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà…

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế để có thể ban hành sớm nhất văn bản, mang lại hiệu quả thiết thực vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế.

Nhâm Hồng

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.