Công ty cổ phần Nam Dược, vô tư dùng hình ảnh Dược sĩ quảng cáo sản phẩm

17/07/2023 13:05 (GMT+7)
Liên quan đến hoạt động quảng cáo trong kinh doanh, theo các quy định hiện tại đều không cho phép sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ … để quảng cáo thực phẩm. Vấn đề này đã được các cơ quan quản lý liên quan nhắc nhở, xử lý nhiều lần và cũng được các phuơng tiện truyền thông liên tục đưa thông tin cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng này diễn ra.

Tạp chí Kinh doành và Biên mậu Việt Nam, thực hiện Chuyên đề liên quan đến hoạt động quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh. Trong kinh doanh, hoạt động quảng cáo là một hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, giúp thương nhân kinh doanh giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Việc quảng cáo sản phẩm trong kinh doanh, đã được Nhà nước đưa ra các quy định cụ thể, chặt chẽ. Nhằm đảm bảo tính trung thực của các thương nhân kinh doanh khi giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ; Giúp khách hàng (người tiêu dùng) hiểu đúng, hiểu rõ về chất lượng, công dụng của sản phẩm, đảm bảo lợi ích, quyền lợi khi mua hàng và sử dụng sản phẩm một cách an toàn.

Với sự phát triển của mạng Internet, hoạt động quảng cáo diễn ra rất sôi động, đa dạng qua nhiều kênh khác nhau như: Website, mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Youtube)… Phần lớn, các thương nhân luôn chú trọng phát triển các nội dung quảng cáo một cách trung thực, đúng với các quy định pháp luật. Những năm gần đây nở rộ hình thức sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo sản phẩm là thực phẩm, bất chấp các quy định hiện hành đều nghiêm cấm. Không chỉ các các thương nhân đơn lẻ, mà còn có các đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.

Việc sử dụng hay nói cách khác là lợi dụng hình ảnh và uy tín của dược sĩ, bác sĩ để quảng cáo thực phẩm trong những năm qua, luôn là vấn đề nhức nhối cho các cơ quan quản lý.

Có ý kiến cho rằng, việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo thực phẩm sẽ giúp tăng độ uy tín cho sản phẩm. Khách hàng (người tiêu dùng) sẽ có đánh giá tốt hơn, nếu dược sĩ hoặc bác sĩ đó có chuyên môn cao được nhiều người biết đến. Chính vì vậy, hay có các đơn vị lợi dụng hình ảnh bác sĩ và dược sĩ để quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm đang kinh doanh của đơn vị.

Ngày 25/3/2022 Cục An toàn Thực phẩm có Công văn số 1504/BYT-ATTP “V/v: Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo TPBVSK” gửi các Bộ liên quan và UBND các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý, giám sát, cấp phép việc thực hiện quảng cáo sản phẩm. Khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm.

Việc lợi dụng hình ảnh của dược sĩ, bác sĩ để quảng cáo thực phẩm tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho khách hàng (người tiêu dùng): “Nhiều người cứ nghĩ có bác sĩ, dược sĩ đứng ra quảng cáo sản phẩm, thì cứ nghĩ sản phẩm đó là tốt, cứ mua về sử dụng mà không chú ý. Như bản thân tôi trước đây cũng đã từng mua sản phẩm trên mạng vì có hình ảnh bác sĩ quảng cáo, nhưng khi sử dụng thì cảm giác sản phẩm đó không chất lượng và hiệu quả như thông tin quảng cáo của đơn vị đó đưa ra”, chị L. T.N chia sẻ.

Một số hình ảnh dược sĩ xuất hiện trong quảng cáo sản phẩm Yến sào của Công ty Cổ phần Nam Dược.

Qua ghi nhận thực tế, trên nền tảng MXH Facebook: https://www.facebook.com/yensaonamduoc.vn, đăng tải nội dung quảng cáo có sử dụng hình ảnh dược sĩ để quảng bá cho sản phẩm Yến sào của đơn vị, thông tin ghi cụ thể: Chị T.H – Quản lý Nhà thuốc M.T; Cô N.T.L – Dược sĩ, chủ nhà thuốc V.L; Chị Đ.T.L – Dược sĩ, chủ nhà thuốc T.T; Chị N.T.H – Dược sĩ nhà thuốc H.P.

Tài khoản https://www.facebook.com/yensaonamduoc.vn có liên kết đến website: https://yensaonamduoc.vn/, có địa chỉ tại Số 51, Đường Trương Công Giai, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Qua xác minh, đây là trụ sở của Công ty Cổ phần Nam Dược.

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật trao đổi với Phóng viên.

Trao đổi với PV, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết: Theo các quy định hiện hành liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm, thì đều không cho phép sử dụng hình ảnh dược sĩ, bác sĩ để quảng cáo.

Đối với các thương nhân kinh doanh thực phẩm, khi tiến hành quảng cáo sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP như sau: Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

Cũng theo Luật sư Diệp Năng Bình, đối với các đơn vị kinh doanh cố tình sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo sản phẩm thực phẩm, theo quy định tại Khoản 4, Điểm b Khoản 5 và Điểm a,b Khoản 6 Điều 52 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP, ngày 29/3/2021 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo”, thì việc quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm mà sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, sẽ bị phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng. Hình thức khắc phụ hậu quả sẽ phải cải chính thông tin, tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Tân An

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.