Xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu tạo môi trường kinh tế phát triển

01/09/2023 14:42 (GMT+7)
Có hiệu lực từ ngày 25/7/2023, Thông tư số 33 của Bộ tài chính thay thế cho 4 Thông tư, với nhiều quy định, điểm mới cách nổi bật về xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu, nhất là Việt Nam ký kết tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do.

Thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu điều cần quan trọng.

Đến nay, Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, hợp tác sâu rộng, ký kết 16 Hiệp định hợp tác thương mại tự do. Mới đây, tháng 7, Việt Nam và Isael ký kết Hiệp định Thương mại tự do, với kỳ vọng trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai nước sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc, sớm đạt mức 3 tỷ USD và cao hơn nữa trong thời gian tới. Không những vậy, Hiệp định còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh, tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu.

Trước đó, Việt Nam ký kết, tham gia Hiệp định RCEP tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội, chiếm 30% dân số thế giới và chiếm 25% thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. RCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi trong xuất, nhập khẩu hàng hóa, ưu đãi về thuế suất, đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, tuân thủ chặt chẽ các quy định về thủ tục hải quan, xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.

Ông Vũ Thanh Hải, Giám đốc công ty TNHH Seawind Transport Việt Nam, có trụ sở tại phố Hai Bà Trưng quận Lê Chân (TP Hải Phòng) nêu: Từ thực tế làm dịch vụ đại lý hải quan cho thấy, nhiều doanh nghiệp lúng túng, vướng mắc về thủ tục liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa, liên quan trực tiếp đến mức thuế suất doanh nghiệp phải nộp.

Song thời gian qua, xác định xuất xứ hàng hóa được quy định ở nhiều Thông tư khác nhau, chưa đồng bộ, dẫn tới một số trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ để trục lợi, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan hải quan. Đơn cử đầu năm 2023, tại cảng Nam Hải, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục hải quan Hải Phòng) kiểm tra một container hàng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), nghi gian lận xuất xứ, vì trên bao bì không có ghi thông tin xuất xứ, thông tin đơn vị xuất nhập khẩu. Trên vận đơn hàng hóa thể hiện là 52 xe mô tô được xuất xứ từ Đài Loan. Nhưng qua kiểm tra là 52 xe mô tô Brixto, thương hiệu xe máy được phân phối bởi tập đoàn KSR (Áo).

Hải quan Hải Phòng kiểm tra lô hàng xe mô tô nghi gian lận xuất xứ

Nhiều quy định cụ thể thuận lợi hơn.

Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33 thay thế cho 4 Thông tư gồm: Thông tư số 38/2018/TT- BTC; Thông tư số 62/2019/TT-BTC; Thông tư số 47/2020/TT-BTC; Thông tư số 07/2021/TT-BTC nhằm tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng Cục Hải quan) cho biết: Thông tư 33 quy định cụ thể hơn, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất, hạn chế vướng mắc phát sinh. Như Thông tư 33 quy định rõ về trường hợp được xác định xuất xứ Việt Nam sẽ khai báo như thế nào và trường hợp không xác định sẽ khai báo như thế nào? Về việc chậm nộp chứng từ chứng nhận hàng hóa; về bảo lãnh nộp thuế trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan; về trường hợp từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý các trường hợp có sự khác biệt về mã số HS….

Quy định được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chính là quy định cho phép nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản dữ liệu điện tử hoặc chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy. Hoặc trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp không phải nộp mà chỉ khai số tham chiếu hoặc số liệu của chứng từ chứng nhận xuất xứ ở trên tờ khai hải quan để được hưởng ưu đãi. Đây được xem là quy định thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thời gian tới Cục Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến nội dung của Hiệp định RCEP, cũng như các Hiệp định thương mại tự do khác. Đồng thời đội ngũ cán bộ, công chức ngành hải quan Thành phố luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, đưa mối quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp đi vào thực chất. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội, hưởng ưu đãi thuế suất theo Hiệp định, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Trần Mạnh Hùng cho biết: Cục Hải quan Hải Phòng luôn chú trọng cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hải quan trực tuyến, số hóa hồ sơ, dữ liệu, trong đó có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan.

Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp Hải quan Hải Phòng tăng cường biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra sau thông quan, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp gian lận xuất xứ, từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Nông Dũng

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.