Xe “gian” náo loạn thị trường - Kỳ 2: Rẻ như… “xe Ngân”

25/04/2023 21:30 (GMT+7)
Muốn có một chiếc xế hộp cùng giá trị sử dụng, nhưng giá tiền chỉ tương đương 50% giá trị thực tế, nhiều người đã chọn phương án tìm mua những chiếc xe đang nợ xấu Ngân hàng. Khi mua những chiếc xe này, giao dịch diễn ra chỉ như mua “đồ chợ” mà không được làm thủ tục sang tên, vì chủ xe chưa thực hiện hết nghĩa vụ với Ngân hàng, mà giới buôn gọi là “xe Ngân”.

Sôi động thị trường “xe Ngân”

Khác với những chiếc xe nhập lậu từ Lào, Campuchia về Việt Nam để lưu hành trái phép, phải thay “quần áo” để khoác vào tấm biển số giả được làm theo những tấm biển số được cấp hợp pháp ở Việt Nam rồi “qua mặt” lực lượng chức năng. Hiện nay đang có rất nhiều những chiếc xe được mang những tấm biển số hợp pháp, đúng quy định của pháp luật Viêt Nam đang lưu hành, nhưng là những chiếc xe đang nợ xấu Ngân hàng. Đó là những chiếc xe được mua bằng hình thức trả góp, khi mua, chủ xe chỉ trả một phần nhỏ, số tiền còn lại được ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng để Ngân hàng giải ngân cho nơi bán xe. Vì lý do gì đó, chủ xe không thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng, nhưng vẫn xảy ra giao dịch đối với chiếc xe đó và tiếp tục lưu hành…

Những chiếc “xe Ngân” được rao bán nhan nhản trên các hội nhóm

Trong các hội, nhóm chuyên giao dịch, mua bán những chiếc xe này gọi tắt là “xe Ngân”, nên khi đăng bán thường được người đăng bán gọi là “em tên Ngân”; “Em Ngân đăng kiểm dài hạn”… cũng giống như cách đăng bán xe nhập lậu từ Campuchua, chỉ cần đọc tên “Ngân” là người mua tức khắc hiểu được đó là xe nợ xấu Ngân hàng.

Giá tiền giao dịch chiếc “xe Ngân” chỉ khoảng 40-50% giá trị thực tế của chiếc xe ở thị trường Việt Nam. Ví dụ, một chiếc xe Mazda3 sản xuất năm 2015 đang được rao bán từ 420-460 triệu đồng, thì chiếc “xe Ngân” có thông số kỹ thuật tương tự chỉ có giá giao dịch từ 220-250 triệu đồng. Hay chiếc xe Huyndai Tuson sản xuất năm 2018 đang được rao bán ở thị trường Việt Nam từ 700-790 triệu đồng, thì một chiếc “xe Ngân” tương tự chỉ có giá giao dịch từ 360-420 triệu đồng. Tương tự, người mua chỉ cần bỏ ra 150-180 triệu đồng đã có thể mua được chiếc “xe Ngân” hiệu KIA, loại xe Morning sản xuất năm 2019-2020…

Những chiếc “xe Ngân” khi mà chủ xe không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng đã ký, thì sẽ không được Ngân hàng gia hạn cấp giấy biên nhận thế chấp. Dó đó mà chiếc xe không đủ điều kiện lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, và đặc biệt là không thể làm thủ tục đăng kiểm để được cấp Chứng nhận kiểm định phương tiện. Để đối phó với hạn chế này, thì dân buôn xe cũng tìm được cách lách luật là làm “hành lý” cho “xe Ngân”…

Giá trị chiếc “xe Ngân” chỉ tương đương 50% giá trị thực tế

“Hành lý” cho “xe Ngân” 

Nếu những chiếc xe “nhập lậu” từ nước ngoài về Việt Nam, người sử dụng thường phải mua kèm theo “hành lý” là bộ giấy Đăng ký, Chứng nhận đăng kiểm và biển số giả. Nội dung trên giấy Đăng ký, chứng nhận đăng kiểm và biển số xe giống với một thông tin của một chiếc xe khác có cùng số loại, cùng năm sản xuất hoặc tương đương với một chiếc xe khác đang lưu hành hợp pháp. Một chiếc “xe Ngân” muốn lưu hành thì cũng cần thứ “hành lý”, đó là “Biên nhận thế chấp” do Ngân hàng cấp. Nhưng vì nợ xấu, Ngân hàng không cấp loại “hành lý” đó, nên hiện nay cũng nở rộ dịch vụ làm giả giấy biên nhận Ngân hàng hoặc đăng ký photo do Ngân hàng cấp cho những chiếc “xe Ngân” nợ xấu

Để làm thủ tục đăng kiểm một chiếc xe đang được thế chấp tại Ngân hàng, chủ xe chỉ cần mang theo giấy biên nhận thế chấp còn thời hạn do Ngân hàng cấp đúng với thông số kỹ thuật của xe. Khi làm dịch vụ cung cấp giấy biên nhận thế chấp Ngân hàng giả, các đối tượng không cần quan tâm đến việc chiếc xe đó đang thế chấp ở Ngân hàng nào. Vì thế mà không ít những chiếc xe ô tô khi đi đăng kiểm đã mang giấy biên nhận thế chấp của một Ngân hàng không đúng với nơi mà chủ xe đang thế chấp.

Một chiếc xe mang BKS:30E-253.20 được thế chấp tại Ngân hàng NCB

Một ví dụ cụ thể, chiếc xe KIA Cerato mang BKS:30E-253.20 được CA TP Hà Nội cấp giấy đăng ký số 302480 ngày 17/10/2016. Hiện chiếc xe đã được thế chấp tại Ngân hàng Quốc dân (NCB) bằng hợp đồng tín dụng số 007/16/HĐTC/104-55 ngày 17/10/2016, hợp đồng chưa được thanh lý, chủ phường tiện chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng. Nhưng ngày 06/01/2021, chiếc xe 30E:253.20 được đưa đến đăng kiểm tại trạm đăng kiểm 29-16D bằng giấy biên nhận thế chấp của Ngân hàng Agrribank chi nhánh Hoàng Quốc Việt, ký ngày 25/12/2020???

Hay trường hợp khác, chiếc xe Toyota Fortuner 51F445.54 đang được thế chấp tại TMCP SÀi Gòn Thương Tín chi nhánh Củ Chi bằng  Hợp đồng số 729276/TOYOTA ngày 28/11/2016. Mặc dù chủ xe chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng, và đương nhiên không được Ngân hàng cấp Giấy biên nhận thế chấp. Thế nhưng bằng thủ đoạn làm giả, chiếc xe vẫn được làm thủ tục kiểm định tại Trạm đăng kiểm 6208D vào ngày 06/7/2022...

Nhưng khi đăng kiểm, chiếc xe mang BKS:30E-253.20 lại được phù phép bởi giấy biên nhận của Ngân hàng Agribank

Để có chiếc xế hộp giá rẻ như những chiếc “xe Ngân” xe “MBC”, đang có rất nhiều người chọn làm giải pháp cho khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Không ít người biết rõ sự lựa chọn này mang lại nhiều rủi ro, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý, nhưng vì tham của rẻ nên họ vẫn chấp nhận “đánh đu” với mạo hiểm. Có không ít người chỉ biết lựa chọn đó là một giải pháp tài chính mà không hiểu biết pháp luật nên không lường trước được những hệ lụy có thể xảy ra sau này. Hầu hết những người này lựa chọn “xe Ngân” hay xe “MBC” vì lời dụ dỗ ngọt ngào của người bán xe, được hướng dẫn cách đi  “xe Ngân”, xe “MBC” nhưng họ bỏ qua việc cảnh báo rủi ro, mạo hiểm… nên cả tin lựa chọn.

Vậy đi xe “mẹ bồng con” và “xe Ngân” dễ mang lại cho người sử dụng những rủi ro gì? kinhdoanhvabienmau.vn tiếp thục thông tin đến bạn đọc…

(Còn nữa…)

Nguyễn Khuê

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.