Thanh Hóa: Đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng biên giới nhằm thúc đẩy kinh tế biên mậu

31/07/2024 14:00 (GMT+7)
Nhận thức được vai trò của phát triển kinh tế biên mậu, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục tiêu hoạt động thương mại biên giới; Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, về hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và quản lý cửa khẩu, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt quan tâm đẩy mạnh đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng biên giới… nhằm thúc đẩy kinh tế biên mậu trên địa bàn.

Từ vai trò của kinh tế biên mậu đến thực trạng hạ tầng giao thông vận tải vùng biên giới

Tổ chức Đoàn công tác của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp sang thăm, làm việc tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và đón tiếp đoàn công tác của sở Công thương tỉnh Hủa Phăn cùng các doanh nghiệp sang thăm, làm việc với Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Thanh Hóa năm 2023. Cùng nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch để vận động, thu hứt doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn hai tỉnh, đặc biệt là các dự án thúc đẩy thương mại biên giới với Lào.

Từ đó, thể hiện vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải. Do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19 trong các năm 2020, 2021 và đầu năm 2022, 2023 giá xăng dầu tăng cao, nên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy các tuyến vận tải hành khách từ Thanh Hóa đi Hủa Phăn đã phải giảm tần suất hoặc tạm ngừng hoạt động, các tuyến vận tải dự kiến mở mới từ tỉnh Thanh Hóa đi tỉnh Xiêng Khoảng cũng chưa thể triển khai.

Trong năm 2023 (tính từ ngày 01/01/2023 đến ngày 20/12/2023), sở Giao thông vận tải đã cấp 920 giấy phép liên vận Việt - Lào cho xe ô tô từ Thanh Hóa đi Hủa Phăn và các tỉnh khác của nước bạn Lào.

Từ thực tế về nền tảng hạ tầng vốn có, với thực trạng tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. Hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện biên giới tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhằm mục tiêu đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho việc thông thương trao đổi hàng hóa của nhân dân hai bên biên giới và các địa phương khu vực biên giới, nhằm nâng cao khai thác lợi thế các cửa khẩu.

Do đó, ngay sau khi có Nghị quyết của HĐND Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4662/QĐ- UBND (ngày 26/12/2022) về việc giao kế hoạch chi tiết vốn đầu tư công, nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 tỉnh Thanh Hóa, trong đó tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 bố trí cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn 5 huyện biên giới là 883.883 triệu đồng.

Nhờ việc đẩy mạnh đầu tư giao thông, hạ tầng biên giới mà kinh tế kinh doanh biên mậu có đà phát triển

Đề cao vai trò trong công tác đầu tư giao thông, hạ tầng thương mại biên giới

Thực hiện kế hoạch năm 2024, Chủ tịch UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 4924/ QĐ- UBND ngày 23/12/2023 về giao kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Thanh Hóa cho các chương trình, dự án. Trong đó, bao gồm các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, thương mại biên giới trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh. Tổng số vốn được giao kế hoạch năm 2024 từ nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ cho khu vực 16 xã biên giới là 137.391 triệu đồng.

Với kế hoạch thực hiện cụ thể: Nguồn vốn ngân sách trung ương với số tiền 77.980 triệu đồng được giao cho các dự án (Đập mương suối Hào ở bản Pùng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát 2.900 triệu đồng; đường Xa Lao - Bản Tung, xã Trung Lý, huyện Mường Lát là 6.900 triệu đồng; Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Sơn Thủy- Na Mèo, huyện Quan Sơn với số tiền là 13.000 triệu đồng; Đường giao thông liên xã từ Bản Ché Lầu xã Na Mèo đi bản Mùa Xuân và xã Sơn Thủy của huyện Quan Sơn với nguồn vốn 16.000 triệu đồng… tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2024 đạt 39,13% tổng vốn giao.

Ngoài ra, với nguồn vốn ngân sách tỉnh chi 59.411 triệu đồng chi thực hiện một số dự án như: Nhà máy nước sạch huyện Mường Lát (10.000 triệu đồng); nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát với số tiền 22.000 triệu đồng; Đường giao thông từ Bản Thủy Thành đi bản Khà- Bản Mùa Xuân xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn số tiền 10.411 triệu đồng; Đường tuần tra đồn Biên phòng Bát Mọt đi Bản Đục; Bản Vịn xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân với số tiền 10.000 triệu đồng… tỷ lệ giải ngân 6y tháng đầu năm 2024 đạt 28,15% kế hoạch vốn.

Đã chỉ đạo nhà thầu và các đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo trì (sửa chữa đột xuất, định kỳ; bảo dưỡng thường xuyên) trên các tuyến đường kết nối với các cửa khẩu như: Quốc lộ 217; Quốc lộ 15; Quốc lộ 15C; Quốc lộ 47; Quốc lộ 16… chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, huy dộng nhân lực phương tiện, máy móc để khắc phục sạt lở các tuyến đường do mưa lũ, đảm bảo thông xe trong thời gian ngắn nhất; tổ chức phân luồng để đảm bảo an toàn giao thông.

Công tác quản lý đăng ký người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới được quản lý chặt chẽ về an ninh, thông thoáng về thủ tục, giảm đáng kể về thời gian, thủ tục hành chính và đảm bảo quy trình về xuất nhập cảnh, giải quyết và xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục cho người dân, doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đội biên phòng tỉnh đã chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng tại Cửa khẩu làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Lưu lượng người, phương tiện: Nhập cảnh 14.034 lượt người/ 4.380 phương tiện (tăng 1.345 lượt người, tăng 397 phương tiện so với cùng kỳ năm ngoái), xuất cảnh 13.779 lượt người/ 4.348 phương tiện (tăng 1.201 lượt người; tăng 364 phương tiện so cùng kỳ năm ngoái), nhập cảnh vùng biên giới 4.872 lượt người/0 phương tiện; xuất cảnh vùng biên giới 4.018 lượt người/0 phương tiện.

Hàng hóa: nhập khẩu 8.443 tấn hàng hóa các loại; xuất khẩu 15.469,609 tấn hàng hóa các loại, tạm nhập tái xuất 397 tấn hàng hóa các loại; tạm xuất tái nhập 01 máy đào và 01 máy xúc, quá cảnh 45.882 tấn hàng hóa các loại.

Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa: hiện nay, số lượng phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa đáp ứng nhu cầu đi lại giao thương giữa hai tỉnh Hủa Phăn - Thanh Hóa (trong đó có 01 doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định Thanh Hóa - Hủa Phăn với tổng 03 phương tiện; 07 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đi Lào với tổng số 11 phương tiện; 14 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa sang Lào với tổng số 160 phương tiện.

Tính từ ngày 01/01/2024 đến ngày 14/06/2024, Sở giao thông vận tải đã cấp 742 giấy phép liên vận Việt - Lào cho xe ô tô từ Thanh Hóa đi Hủa Phăn và các tỉnh khác của nước bạn Lào; cấp 07 giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.

Qua đó, cho thấy việc đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng biên giới đã nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh biên mậu trong xu thế hội nhập kinh tế. Đồng thời, với lợi thế biên mậu của tỉnh, Thanh Hoá đã góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Hoàng Giáp


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
Tin đã đăng
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 268A đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.