Người điều khiển bè mảng là ông Vũ Văn Kiệm (sinh năm 1986, trú tại thôn 2, xã Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cùng 2 thuyền viên là Đinh Thanh Tùng (sinh năm 1995, trú tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và Hoàng Văn Bền (sinh năm 1995, trú tại xã Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
Kiểm tra phương tiện, lực lượng tuần tra phát hiện trên bè mảng có thùng chứa cá tầm (một số con đã chết, bốc mùi hôi thối), tổng trọng lượng 2,3 tấn.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Vũ Văn Kiệm không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cũng như giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng trên.
Ông Vũ Văn Kiệm khai nhận, các thùng cá tầm trên được một người đàn ông tên Long (không rõ địa chỉ) thuê vận chuyển từ khu vực vùng biển huyện Hải Hà về vùng biển huyện Vân Đồn.
Hiện, đơn vị đang tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, hồi 21h ngày 06/11, tại khu vực chốt kiểm soát dốc U Bò thuộc khu 7, phường Hải Yên, TP Móng Cái, Phòng Cảnh sát môi trường chủ trì phối hợp Công an TP Móng Cái, Đồn Biên phòng số 11 kiểm tra ô tô BKS 14C-069.50 khi phương tiện đang dừng, đỗ do Trần Văn Tiến, SN 1987, trú tại khu 7, phường Hải Yên điều khiển đã phát hiện trên xe vận chuyển 4.484 kg chân gà đông lạnh được đựng trong các bao tải. Lái xe không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa vận chuyển trên xe.
Căn cứ kết quả điều tra, xác minh, Phòng Cảnh sát môi trường xác định số hàng trên là của ông Phạm Hải Long, SN 1988, địa chỉ: khu 8, phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Phòng Cảnh sát môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Hải Long đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ số chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ nói trên theo quy định của pháp luật.
Thông báo số 278/TB-VPCP cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ từng bước mở cửa nền kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Xử lý thế nào?
Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật thì đối diện với tội danh này.
Quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó, trách nhiệm của pháp nhân được quy định tại khoản 6 Điều 188 với các mức phạt tiền khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Theo luật sư Nguyễn Văn Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) từng nhận định: Tội Buôn lậu có mức phạt cao nhất là 20 năm.
Người nào phạm tội buôn lậu mà thuộc một trong các trường hợp: Buôn lậu vật phạm pháp trị giá 1 tỷ VNĐ trở lên; Buôn lậu và thu lợi bất chính 1 tỷ VNĐ trở lên; Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để buôn lậu có thể bị xử phạt tù giam đến 20 năm.
PV