Hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển cực thấp là lợi thế lớn của hàng xuyên biên giới, cụ thể là hàng Trung Quốc, nhanh chóng gia tăng thị phần trên thương mại điện tử (TMĐT). Để tồn tại, các nhà sản xuất tại Việt Nam buộc phải tránh đối đầu trực tiếp với các mặt hàng thế mạnh của Trung Quốc và có chiến lược riêng.
Trước tình hình khó khăn trong xuất khẩu hàng đi các nước Đông Âu, Mỹ, ... khi tình hình chính trị thế giới nhiều biến động phức tạp, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí cao. Từ đó, hàng tồn kho trong nước do sản xuất khôi phục trở lại đã tăng lên. Trung Quốc phải tìm cách tiêu thụ sang các nước khác trong đó có các nước Đông Nam Á mà thị trường thuận tiện nhất là Việt Nam chúng ta. Với lợi thế về các chính sách trợ giá, thuế xuất khẩu, vận chuyển, với hệ thống vận chuyển logictics chuyên nghiệp, hiện đại hơn Việt Nam, dẫn tới năng lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc về giá, chi phí vận chuyển là khá lớn. Với Trung quốc, họ có thế mạnh về hàng điện tử, hàng thời trang cầu kì, làm kĩ về kiểu mốt, chất liệu cao cấp, ... trong khi Việt Nam chỉ có thế mạnh về hàng may mặc phổ thông, thực phẩm bẳn địa, mĩ phẩm từ thiên nhiên.
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu qua biên giới bằng nền tảng số và thương mại điện tử đã gây khó khăn cho hàng hóa sản xuất và tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Họ còn lập các kho hàng sát biên giới các tỉnh phía Bắc Việt Nam, thậm chí đặt kho vào sâu trong nội địa Việt Nam.
Chính vì vậy, chung ta ngày càng gặp nhiều khó khăn. Tính riêng quý 3/2023 đã có 50 nghìn nhà bán hàng thương mại điện tử trong nước đã dừng hoạt động do các yếu tố khách quan và chủ quan gây ra. Trong điều kiện hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm Việt ngày càng phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng như hiện nay, các sản phẩm OCOP tại các địa phương cũng đang phát triển và được tiêu thụ trực tiếp và trên các nền tảng số, các trang thương mại điện tử, bán hàng qua livestream, Facebook, ... thì sự xâm nhập của hàng hóa Trung Quốc có thế mạnh qua biên giới như đã nêu ở trên thực sự gây khó khăn cho chúng ta.
Một lô hàng đi từ Trung Quốc nhất là có kho tập kết ở các tỉnh biên giới vào sâu nội địa Việt Nam chỉ 2-3 ngày, cộng với mẫu mã đa dạng, phí vận chuyển thấp, ... các chuyên gia đánh giá là một cuộc cạnh tranh không cân sức giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đi theo sự yếu thế này là việc tiêu thụ các sản phẩm Việt, công ăn việc làm, đời sống của người nông dân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp Việt.
Đứng trước tình hình trên, Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố Việt Nam, ... đã có buổi làm việc với các ngành hữu quan của Trung Quốc, nhất là các tỉnh thành sát biên giới chúng ta, nhằm từng bước đảm bảo công bằng trong giao dịch xuyên biên giới ngày càng được cải thiện. Về chủ quan, chúng ta cũng phải chủ động để tiến hành một số giải pháp sau đây:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt.
Đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác theo quy định của phía bạn.
Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệ Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử, ...
Nhà nước hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Kho bãi, đường và phương tiện vận chuyển, đưa công nghệ quản lý mới, tiên tiến vào công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất và lưu thông, phân phối.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Các doanh nghiệp cần có sự phấn đấu nỗ lực chủ quan, sáng tạo, đổi mới là chính, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ hỗ trợ tư vấn của cấp, bộ ngành chuyên môn, các địa phương để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ở trên. Nhằm từng bước cải thiện cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng tiến bộ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú