Hưởng ứng ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11

26/11/2023 19:50 (GMT+7)
Nhân kỷ niệm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11, Hiệp hội Chông hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam vừa tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 tại Hà Nội.

Tham dự Lễ kỷ niệm có đại diện các các Bộ, Ban, Ngành: Bộ Công thương; Bộ Nội vụ; Văn phòng Chính phủ; Tổng Cục Quản lý thị trường; Cục Sở hữu trí tuệ; Hội An toàn thực phẩm, đại diện, lãnh đạo các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt tham dự Lễ kỷ niệm.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội VATAP nhấn mạnh: Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu nói chung; chống hàng giả, hàng nhái nói riêng là một trong những thước đo quan trọng đánh giá trình độ phát triển, khả năng cạnh tranh của mỗi nền kinh tế. Vấn đề nâng cao hiệu quả chống hàng giả, hàng nhái; thực thi quyền Sở hữu trí tuệ luôn là nội dung quan trọng mà các đối tác quốc tế đặt ra đối với Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do, đồng thời cũng là vấn đề được đề cập, nhấn mạnh nhất trong việc đánh giá chính sách đầu tư, thương mại.

Việc xây dựng thương hiệu uy tín, chất lượng để thu hút đầu tư không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp lớn, mà còn rất cần thiết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp non trẻ đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và động lực đổi mới sáng tạo.

Khi các chính sách, chế tài về chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được triển khai hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tăng cường lợi ích người tiêu dùng và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, phòng chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả.

Người tiêu dùng cũng là đối tượng được hưởng lợi từ việc chống hàng giả, xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp; bởi không chỉ có nhiều lựa chọn các sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp mà còn được bảo vệ quyền của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 29/11 hằng năm làm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái”, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái. (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Trong năm 2023 Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội trong bối cảnh biến động của địa chính trị và kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, nhiều khó khăn thách thức phía trước đối với các ngành nghề kinh tế, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nước phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đi quốc tế. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó trong từng hoàn cảnh cụ thể, tôi tin rằng mỗi doanh nghiệp có sự linh hoạt, sáng tạo tìm ra các giải pháp phù hợp để vượt khó, đảm bảo duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Ngoài đối mặt với những khó khăn khách quan nói trên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày một tinh vi, phức tạp hơn.

Đặc biệt, lợi dụng sự phát triển của thương mại điện tử, thông qua các nền tảng xã hội thì hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng xâm phạm SHTT có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, các đối tượng xấu đã thực hiện các hành vi; buôn lậu, sản xuất hàng giả, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT trên các lĩnh vực như; đồ uống, đồ ăn khô là bánh kẹo, thời trang, thuốc lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc tân dược, linh kiện điện tử, xe máy, phụ tùng ô tô, xe máy, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...vv nhìn tổng quan, tất cả các sản phẩm hàng hoá trên thị trường đều có nguy cơ bị làm giả làm nhái đưa vào lưu thông. Các hành vi này trái với quy định pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người dân, doanh thu của doanh nghiệp cũng như thất thu ngân sách nhà nước về thuế

Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ sản phẩm, bảo vệ thương hiệu thông qua các biện pháp như đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu sản phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chống hàng giả của doanh nghiệp thông qua các phần mềm điện tử, tem điện tử.

Chính phủ luôn coi trọng việc chống hàng giả, hàng nhái

Theo ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch VATAP, Chính phủ luôn coi trọng việc chống hàng giả, hàng nhái; bảo vệ và thực thi quyền SHTT. Điều này được thể hiện rõ ràng, cụ thể thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống các cơ quan thực thi.

Cụ thể, tại công văn số 6512/VPCP-V1 ngày 12 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lấy ngày 29/11 hằng năm làm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái”, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, làm rõ hơn tác hại của tệ nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái đến sự phát triển kinh tế của đất nước.

Việt Nam cũng đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó, tùy tính chất, mức độ, hành vi xâm phạm mà các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự bởi các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án, UBND cấp tỉnh và cấp huyện, các cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, Công an, Hải quan và Biên phòng.

Các cơ quan có thẩm quyền đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các cơ chế phối hợp liên Bộ, liên ngành như Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ (Chương trình 168) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389).

Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh phát biểu khai mạc tại buổi Lễ Kỷ niệm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” - 29/11

Với chức năng, nhiệm vụ là hỗ trợ doanh nghiệp, hội viên Hiệp hội trong hoạt động chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu; nhân dịp kỷ niệm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” – 29/11 hàng năm, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam  tổ chức Lễ kỷ niệm trang trọng và ý nghĩa. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cố gắng duy trì tổ chức các chương trình Hội thảo, các sự kiện định kỳ như chương trình tôn vinh danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, slogan ấn tượng”.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, doanh nhân tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ; xây dựng thương hiệu của mình. Đồng thời, chương trình cũng là cầu nối những doanh nghiệp uy tín đến với khách hàng, đối tác và người tiêu dùng; vinh danh những doanh nghiệp, doanh nhân đã góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Các DN được trao tặng danh hiệu “thương hiệu Vàng -Logo và slogan ấn tượng” năm 2023. (Ảnh Kim Ngọc)

Nhân dịp Lễ kỷ niệm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11/2023, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam kết hợp tổ chức chương trình tôn vinh danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo và slogan ấn tượng” – năm 2023. Đây là chương trình có ý nghĩa tôn vinh, khích lệ những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhiều cố gắng, tích cực và đạt được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái.

Kim Ngọc 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hoạt động Hiệp Hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.