Xếp hạng HDV du lịch cần thiết nhưng không bắt buộc!

10/10/2018 16:35 (GMT+7)
Việc gắn “sao” cho HDV du lịch với những tiêu chí để đánh giá về chất lượng cũng như trình độ chuyên môn do Hiệp hội du lịch Việt Nam công bố mới đây, đang tạo nhiều ý kiến trái chiều trong đội ngũ HDV cả nước. Vậy, việc sếp “sao” cho HDV có thực sự góp phần đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế du lịch tại Việt Nam trong thời gian tới?

Để bảo vệ cho quan điểm của Hiệp hội, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, việc xếp hạng HDV sẽ góp phần xác định đúng trình độ của HDV, nâng cao giá trị và tăng cơ hội nghề nghiệp cho đội ngũ HDV”. Việc phân loại và xếp hạng sẽ góp phần thúc đẩy sự phấn đấu học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của HDV. Cùng với đó, các doanh nghiệp lữ hành sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, ký kết hợp đồng với HDV, góp phần nâng cao về chất lượng tour du lịch.

Tuy nhiên, dưới góc độ của doanh nghiệp du lịch, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông Công ty Lữ hành Fiditour bà Trần Thị Bảo Thu nêu ý kiến, đội ngũ HDV đóng vai trò rất quan trọng, quyết định cơ hội thành công của tour. HDV còn là cầu nối quảng bá hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đến với du khách. Bởi vậy, việc kiểm định chất lượng đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch luôn được Công ty chú trọng. Việc sếp hạng HDV theo tiêu chí của HHDL đưa ra là cần thiết nhưng không nên bắt buộc.

Giới thiệu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với du khách nước ngoài

Bên cạnh việc đồng tình, nhất trí với chủ trương xếp hạng HDV thì việc đánh giá năng lực của từng người qua các phần thi đang thu hút nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng với cách đánh giá qua việc trả lời câu hỏi trên máy tính và trả lời phỏng vấn không thể đánh giá đúng thực chất của HDV.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt giám đốc Tranviet, chương trình xếp hạng hướng dẫn viên du lịch cũng tốt bởi nó cũng cung cấp thêm một căn cứ tham khảo cho một số doanh nghiệp khi tuyển dụng HDV mới. Tuy nhiên, ông Đạt ch rằng việc xếp hạng này không mấy ý nghĩa đối với doanh nghiệp khi tuyển dụng. Bởi phẩm chất quan trọng nhất của một HDV du lịch mà nhà tuyển dụng cần có đó là thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp. Những tiêu chí này không thể chấm điểm hay xếp hạng qua mấy bài thi.

Về phía nhà đào tao, TS. Nguyễn An Dân, Trưởng khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng nhận định, “Việc thi xếp hạng HDV du lịch theo tôi là cần thiết, giúp HDV có hướng phấn đấu tích cực và biết mình thuộc hạng nào, tuy nhiên cần thiết nhưng không nên bắt buộc”.

Ông Dân cũng nhấn mạnh, có những HDV có thâm niên từ 5 – 10 năm nhưng trình độ và nghiệp vụ còn non, yếu, trong khi có những em sinh viên mới ra trường, bước vào nghề đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và được các Công ty du lịch khen ngợi và đánh giá cao. Do đó, việc đánh giá, xếp hạng HDV qua việc thi cử, theo tôi nghĩ, không đánh giá được thực chất mà để đánh giá được năng lực của HDV du lịch phải là các Công ty du lịch khi sử dụng lao động. Thi xếp hạng HDV du lịch chỉ là giải pháp tạm thời chờ giải pháp thiết thực hơn- ông Dân đề xuất.

Chia sẻ với PV Du lịch, các HDV du lịch tỏ ra không hào hứng với chương trình xếp hạng này, bởi “việc xếp hạng chỉ để có nhiều cơ hội làm việc tốt hơn cho HDV” như được công bố trong khi những người giỏi nghề thì họ làm không hết việc, chẳng cần phải xếp hạng.

“Việc thi xếp hạng HDV là chủ trương đúng, tuy nhiên đánh giá, xếp hạng theo cách này chưa phải khả thi. Bởi vì, để tham gia kỳ thi, HDV có thể ôn thi một cách tích cực và làm bài tốt, trả lời tốt trong các phần thi để đạt được mức hạng cao nhất. Thế nhưng, khi làm nghề để khích lệ, động viên họ làm hết mình, am hiểu, tận tình, phục vụ tốt các tour du lịch thì lại do Công ty có chế tài, chế độ với HDV ra làm sao. Đó lại là một thực tế khác”- HDV Trương Tiến Hải, Công ty du lịch Hà Nội tourism chia sẻ.

Còn chị Đặng Thị Thu Hòa - HDV tiếng Indonesia khẳng định, sẽ không tham gia chương trình bởi thấy không cần thiết và chị Hòa cũng tỏ ra nghi ngờ với sự tiêu cực trong thi thố, xếp hạng. Theo chị Hòa, việc xếp hạng HDV có thể hấp dẫn đối với một số HDV trẻ muốn thêm “bằng cấp” hay chứng tỏ hạng “sao” cao để mong có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Cũng liên quan đến hoạt động của Hiệp hội du lịch Việt Nam, gần đây một số HDV than phiền về việc bị lạm thu các khoản phí như phí vào hội 500.000 đồng và phí đào tạo hàng năm một triệu đồng, trong khi mỗi lần đổi thẻ, HDV lại vẫn phải nộp tiền đi học, dù các chương trình đào tạo của Hiệp hội du lịch Việt Nam có thực sự chất lượng hay không lại là một câu chuyện khác.

Được biết, trong giai đoạn thí điểm từ nay đến hết năm 2018 việc xếp hạng sẽ không tính phí bởi có tài trợ của dự án EU. Nhưng về lâu dài sẽ phải thu phí và phí bao nhiêu “vẫn chưa tính đến”.

Thiết nghĩ, việc sếp “sao” cho HDV có thực sự góp phần đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế du lịch trong khi các doanh nghiệp đánh giá “phẩm chất quan trọng nhất của một HDV du lịch cần có đó là thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp. Những tiêu chí này không thể chấm điểm hay xếp hạng qua mấy bài thi”.

Khải Bình

 

 

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bàn luận xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.