Dù hạ nhiệt, giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao nhất thế giới

24/09/2023 9:32 (GMT+7)
So với thời điểm đạt đỉnh vào cuối tháng 8/2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm khoảng 22 USD đến 30 USD/tấn. Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, nhiều quốc gia tiêu thụ vẫn cần đẩy mạnh nhập khẩu gạo để bổ sung vào kho dự trữ. Đây sẽ là yếu tố kiềm chế đà giảm của giá gạo.

Hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức rất cao

Hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức rất cao

Xuất khẩu gạo trong tháng 8/2023 đạt 593 USD/tấn

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, trị giá xuất khẩu gạo trong tháng 8/2023 đạt 593 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 1/2022 đến nay. Lượng gạo xuất khẩu trong tháng này đạt 921 nghìn tấn, kim ngạch đạt 546,4 triệu USD, tăng mạnh 39,5% về lượng, tăng 50,7% về kim ngạch so với tháng trước.

Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 5,8 triệu tấn, thu về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng ghi nhận tăng trưởng đứng thứ 2 về sản lượng trong 8 tháng đầu năm. Giá trung bình xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng qua tăng 11,8% so với cùng kỳ.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tháng 8 là tháng có lượng gạo xuất khẩu cao thứ 3 từ trước tới nay, trong khi đó, trị giá xuất khẩu bình quân (đạt 593 USD/tấn) cao nhất kể từ tháng 1/2022 trở lại đây.

Mặc dù, nếu so với thời điểm đạt đỉnh vào cuối tháng 8/2023 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm khoảng 22 USD đến 30 USD/tấn. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, trong ngắn và trung hạn, nhiều quốc gia tiêu thụ vẫn cần đẩy mạnh nhập khẩu gạo để bổ sung vào kho dự trữ. Đây sẽ là yếu tố kiềm chế đà giảm của giá gạo.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu thời gian gần đây cũng bật tăng trở lại sau nhiều phiên đi ngang.

Dù hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức cao

Đối với thị trường trong nước, giá gạo tại các chợ lẻ Hà Nội không có nhiều biến động. Đối với thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giao dịch ngày 19/9 cũng không có nhiều đột biến. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm hiện ở mức 613-617 USD/tấn và gạo 25% tấm dao động quanh mốc 598-602 USD/tấn. Nếu so với cuối tháng 8/2023 thì mức giá xuất khẩu này đã giảm khoảng 22 USD đến 30 USD/tấn.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN đạt 3,49 triệu tấn, tăng 27,6%; sang thị trường Trung Quốc đạt 786 nghìn tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, lượng gạo xuất sang thị trường ASEAN và Trung Quốc đạt 4,28 triệu tấn, chiếm 74% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Bên cạnh đó, theo VFA không chỉ gạo Việt Nam mà xuất khẩu gạo của các thị trường Thái Lan, Pakistan cũng giảm về mức 611 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 608 USD/tấn đối với gạo 25% tấm.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tín hiệu nguồn cung dần ổn định trở lại là yếu tố chính khiến giá gạo hạ nhiệt trong 2 tuần trở lại đây.

Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ mới đây cho biết, lệnh cấm xuất khẩu đã giúp quốc gia này đảo bảo nguồn cung đầy đủ với các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì. Bên cạnh đó, theo nguồn tin từ Bộ Lương thực Bangladesh, nước này có đủ lượng gạo dự trữ, hiện khoảng 1,7 triệu tấn, để cung cấp cho người dân giữa bối cảnh giá gạo thế giới và trong nước tăng cao.

Ngoài ra, các quốc gia tiêu thụ lớn cũng đã tích cực thu mua trong giai đoạn trước đó nhằm bổ sung dự trữ cần thiết đối với mặt hàng lương thực thiết yếu này. Tại Indonesia, Chính phủ đã tăng cường nhập khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh chính phủ đặt mục tiêu bổ sung dự trữ đối với mặt hàng thiết yếu này.

Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Indonesia, nước này đã nhập khẩu 1,59 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm nay, tăng vọt so với mức 237.146 tấn cùng kỳ năm ngoái. Hơn một nửa trong số này có nguồn gốc từ Thái Lan. Việt Nam là nhà cung cấp gạo lớn thứ 2 cho Indonesia trong giai đoạn này với 674.000 tấn.

Đối với thị trường Philippines - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất Việt Nam đang mua hàng chậm lại vì thương nhân đang chờ Chính phủ chốt phương án giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 35% xuống 10% như đề xuất.

Theo Phan Mai Hương - đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh là do cầu giảm. Giá gạo tuy có giảm so với giá đỉnh nhưng vẫn ở mức cao. Ví dụ, gạo 5% tấm hiện nay có giá cao hơn so với trước ngày 20/7, thời điểm Ấn Độ cấm xuất khẩu. Đây vẫn là mức giá rất tốt. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức cao.

Việc giá gạo neo cao ở mức kỷ lục trong giai đoạn vừa qua cũng đã làm hạn chế lực mua đối với mặt hàng này. Các nhà nhập khẩu hiện cho thấy tâm lý rất thận trọng trong quyết định ký các hợp đồng mới, đồng nghĩa với việc một lượng hàng nhất định vẫn “nằm yên” trong tay nông dân và doanh nghiệp.

Còn chưa đầy 1 tháng tới, nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo cũng sẽ bước vào cao điểm mùa thu hoạch, dự báo sẽ cung cấp lượng lớn nguồn cung ra thị trường. Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, nhiều quốc gia tiêu thụ vẫn cần đẩy mạnh nhập khẩu gạo để bổ sung vào kho dự trữ. Đây sẽ là yếu tố kiềm chế đà giảm của giá gạo.

Minh Quân (T/h)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Xuất nhập khẩu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.