Câu chuyện giá cả những tháng cuối năm

14/01/2020 14:25 (GMT+7)
Gần đến cuối năm thì câu chuyện về giá cả và thị trường lại được bàn đến một cách sôi nổi, nổi lên nhất là giá thịt lợn ở thị trường cả nước đã tăng liên tục từ tháng 6/2019 đến nay.

Gần đến cuối năm thì câu chuyện về giá cả và thị trường lại được bàn đến một cách sôi nổi, nổi lên nhất là giá thịt lợn ở thị trường cả nước đã tăng liên tục từ tháng 6/2019 đến nay. Nguyên nhân là do nguồn cung thiếu hụt, với số lợn bị dịch đã tiêu hủy trong 11 tháng là 5.8 triệu con, bằng 8% tổng số đàn lợn hiện có trong năm. Câu chuyện tái đàn ở những vùng hết dịch 30 ngày vẫn còn dài dài, một số nơi vẫn còn dịch và dịch tái phát trở lại, số lượng lợn tiêu hủy vẫn còn tiếp tục. Chính vì vậy,mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT mới đề nghị tăng đàn gia súc, gia cầm để bù đắp vào nguồn cung thiếu hụt đó. Tuy nhiên thịt lợn là món ăn khó có thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày, chiếm 70% lượng thịt các loại tiêu thụ. Vì vậy, tuy có tăng các nguồn khác nhưng khó có thể bù đắp sự thiếu hụt thịt lợn trong những tháng dịch vừa qua. Giá thịt lợn ở miền Nam là khoảng 65.000đ – 70.000đ/kg thịt lợn hơi, ở phía Bắc có cao hơn, khoảng 75.000đ-  80.000đ/kg. Vào thời điểm cuối tháng 11/2019, còn ở thị trường bán lẻ , thịt rọi bình quân bán ra 150.000đ – 155.000đ/kg , sườn thăn 195.000 – 200.000đ/kg. Hiện nay lợn cấp cho các lò giết mổ tập trung là các tập đoàn lớn cung cấp như CP , Dabaco, v.v. còn lợn ở chuồng trại nhỏ lẻ gần như không có. Nếu còn sót một số lợn thì một số gia đình có tâm lý găm lại chờ giá tốt hơn mới bán. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù nguồn cung không thiếu nhiều song thịt lợn vẫn tăng giá đều đều. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu nậu và trung gian tăng giá lên trước khi đến khâu bán lẻ. 

Từ chuyện đó, gần đây Tp HCM đã tính đến chuyện phải lập sàn giao dịch thịt lợn sao cho lợn đi thẳng từ trang trại đến khâu bán lẻ ở chợ và các siêu thị, không qua trung gian lợi dụng tăng giá.  Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương và các địa phương trong cả nước tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, chống đầu cơ , găm hàng, đẩy giá lên một cách vô lý. Có thể làm rối loạn thị trường thịt lợn và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đúng là thị trường giá cả trong 1-2 tháng gần đây đang gặp phải một số khó khăn nhất định, ngoài thịt lợn thì các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác, các cửa hàng ăn uống dịch vụ có liên quan đến thịt đều có những biến động về giá từ 5-10% tùy theo từng mặt hàng và dịch vụ cụ thể. Có những khu Công nghiệp, công nhân cả tuần thực đơn không có thịt lợn. Các bà nội trợ khi giá thịt lợn và các thực phẩm khác tăng lên cũng phải tính toán dè sẻn trước khi mua bán. Từ nay đến cuối năm, nhất là tháng 12 /2019 và tháng 1/2020 trùng vào dịp Tết Dương lịch và Âm lịch, cũng là mùa mua sắm cao điểm của người tiêu dùng đối với một số loại thực phẩm thiết yếu, trong đó có thịt lợn. Chính vì vậy, muốn ổn định một cách tương đối những tháng cuối năm và đầu năm mới cần phải tập trung một số vấn đề chủ yếu sau đây:

  • Tổ chức theo dõi để điều hòa nguồn thịt lợn cũng nhưng các thực phẩm thiết yếu khác trên cơ sở quan hệ cung cầu nhằm giảm bớt những đột biến về giá. Hạn chế tới mức thấp nhất hàng hóa qua nhiều khâu trung gian, chiết khấu cao ở khâu bán lẻ dẫn tới đẩy giá lên một cách vô lý. Sau khi thí điểm việc lập sàn giao dịch thịt lợn ở phía Nam, nếu thấy hiệu quả thì nhân rộng mô hình ra cả nước. 

  • Quan tâm đến hoạt động của hệ thống phân phối quốc gia, bao gồm chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi . Đảm bảo sự hoạt động cân đối nhịp nhàng , gắn kết một cách tự giác giữa sản xuất và phân phối, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho mua sắm cuối năm tăng lên khoảng 20 – 30% so với ngày bình thường. Các doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động tìm thêm các nguồn thực phẩm khác bao gồm cả thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến để bổ sung quỹ hàng hóa phục vụ nhân dân.

  • Nắm vững tổng đàn lợn quốc gia, giám sát chặt chẽ việc tái đàn, nhất là ở các hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn trước , trong và sau Tết. Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản để bù đắp những thiếu hụt của thịt lợn trong những tháng vừa qua. Cho phép nhập khẩu thịt lợn, thịt gà, thịt bò của các nước vào thị trường nội địa. Chú trọng công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước. 

  • Tăng cường chế biến sâu các sản phẩm làm từ thịt lợn như giò chả, có thể cấp đông lợn để bù đắp nguồn thiếu hụt. 

Từ nay đến Tết Canh Tý 2020 chỉ còn 2 tháng, thời gian không còn nhiều, do vậy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, tham mưu của các Bộ ngành liên quan, sự lãnh đạo chỉ đạo của các địa phương và sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước, khả năng chúng ta có thể vượt qua thời kì khó khăn này trong những tháng sắp tới, góp phần thực hiện chỉ số CPI dưới 4% trong năm 2019 mà Quốc Hội và Chính phủ đã đề ra.

PV

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.