Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu trên biển

26/11/2022 15:15 (GMT+7)
Ban Chỉ đạo 389 thông tin, Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) vừa liên tiếp phát hiện, tạm giữ 2 vụ việc vi phạm liên quan đến xăng dầu trên vùng biển Đông Bắc.

Lãnh đạo Hải đội 1 cho biết, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than, chiều 18/11, tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam, tàu tuần tra cao tốc HQ11-91-66 của Hải đội 1 phát hiện tàu QN-3268 đang cặp mạn tàu biển PVT-HN (số IMO 9237395) có dấu hiệu sang mạn trái phép hàng hóa.

Khi tàu tuần tra tiếp cận, áp sát để yêu cầu kiểm tra thì tàu QN-3268 và tàu biển PVT-HN tháo ống, tách ra, mỗi tàu chạy một hướng, tàu HQ11-91-66 chỉ kịp khống chế được tàu vận chuyển xăng dầu có biển số đăng ký QN-3268.

Xác minh ban đầu cho thấy, tàu QN-3268 là tàu chuyên dụng vận chuyển xăng dầu, phía trước cabin lái có 8 hầm chứa hàng; tại 3 hầm hàng có chứa chất lỏng màu đen, sánh có mùi đặc trưng nghi là dầu FO.

Tàu vi phạm đang được tạm giữ tại Quảng Ninh 

Theo khai báo của thuyền trưởng, trong hầm hàng tàu QN-3268 đang chứa khoảng 170-180 tấn dầu FO lẫn nước. Trong khi tàu biển PVT-HN là loại tàu chở hàng rời, chạy chuyên tuyến quốc tế, hành trình từ Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) về Việt Nam.

Thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng và các thuyền viên tàu QN-3268 không cung cấp được tài liệu chứng minh nguồn gốc của toàn bộ số hàng hoá là dầu FO đang vận chuyển trên tàu QN-3268, do đó Tổ công tác đã lập biên bản làm việc, niêm phong hầm hàng, yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu QN-3268 về khu neo đậu an toàn (khu neo cầu cảng Hải đội 1) để xác minh làm rõ.

Vụ việc đang được Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc khẩn trương xác minh để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến vi phạm về xăng dầu trên địa bàn do Hải đội 1 quản lý, ngày 30/9/2022, đơn vị đã phát hiện vụ sang mạn trái phép xăng dầu tại khu vực cảng biển Hải Phòng. Tổng lượng hàng hóa vi phạm khoảng hơn 200 nghìn lít dầu DO và FO, trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.

Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất để sang mạn trái phép hàng hóa đưa vào tiêu thụ nội địa.

Về phương thức, thủ đoạn, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh cho biết, các đối tượng buôn lậu xăng dầu ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như hoán cải tàu cá thành tàu chở xăng dầu, ngụy trang dụng cụ trên tàu khai thác thủy sản, gia cố bồn bể trên các phương tiện xuất nhập cảnh để che đậy việc mua bán, vận chuyển xăng dầu trái phép.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao, lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để giám sát phương tiện của lực lượng chức năng; đa số hoạt động buôn lậu xăng dầu đều hoạt động theo mô hình khép kín, việc giao nhận xăng dầu diễn ra trên biển, vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Đáng chú ý, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu để bơm xăng dầu sang các tàu nhỏ; nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng dầu còn được thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị...

Minh Khôi (t/h)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.