Phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp du lịch quốc gia

12/10/2023 8:52 (GMT+7)
Ngày 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia lần thứ I (National Tourism Industry Summit), thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; các Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các địa phương; các chuyên gia du lịch, kinh tế; cùng đông đảo các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp liên quan trong nước, quốc tế.
Toàn cảnh Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia.

Sự kiện được tổ chức nhân Ngày Du lịch Thế giới (27/9) và chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), nhằm góp phần đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 với định hướng "Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường".

Phát biểu khai mạc Đại hội, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia khẳng định: Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong 20 quốc gia có tiềm năng lớn nhất về du lịch. Các bãi biển của Việt Nam được xếp trong nhóm 15 bãi biển đẹp của thế giới; ẩm thực Việt Nam, nhất là ẩm thực đường phố, luôn được xếp ở tốp đầu; các di sản văn hóa và nhân văn của Việt Nam đa dạng, giá trị...

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh du lịch của nước ta chỉ ở mức trung bình trong xếp hạng thế giới. “Năm 2021, dù chúng ta đã tăng 8 bậc so với năm 2019, và là một trong những quốc gia có tốc độ cải thiện nhanh nhất, nhưng năng lực phát triển du lịch của chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở thứ hạng 52 trong tổng số 117 quốc gia theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới” - ông Vũ Tiến Lộc cho hay.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc phát biểu khai mạc.

Theo ông, dù ngành du lịch đã có những bước tiến quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước với gần 10% trong GDP, tạo tác động liên ngành to lớn, nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Các yếu tố liên quan hạ tầng du lịch, năng lực tiếp thị quảng bá quốc gia về du lịch; sự phối hợp liên ngành giữa chính quyền các địa phương và các cơ quan văn hóa, du lịch, ngoại giao, thương mại, đầu tư và các cơ quan khác còn yếu; các doanh nghiệp lớn làm về du lịch, các thương hiệu quốc gia về du lịch chưa nhiều; ngành du lịch chủ yếu vẫn cạnh tranh bằng giá, du lịch chưa được đối xử thực sự như một ngành mũi nhọn, chưa được tích hợp có hiệu quả như một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp...

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP hưởng ứng Nghị quyết 08-NQ/TW đến các cấp, các ngành phối hợp cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo; phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế trọng tâm, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.

Minh Quân

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.