Ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.068 vụ việc vi phạm trong 6 tháng đầu năm

08/07/2023 20:20 (GMT+7)
Theo Tổng cục Hải quan, từ 16/12/2022-15/6/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 8.068 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.674,8 tỷ đồng, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng cục Hải quan nhận định, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM), vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong 6 tháng đầu năm 2023 diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường tập trung vào việc: không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Trước tình hình đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 138/CP, Bộ Tài chính và sự phối hợp của các lực lượng liên quan như Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, An ninh hàng không ... cùng với quyết tâm, chủ động kiểm soát tình hình, Tổng cục Hải quan đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm và đã có một số kết quả bắt giữ và xử lý vi phạm.

Ketamin được cất giấu tinh vi dưới đáy hộp kem dưỡng da bị lực lượng Hải quan phát hiện (Ảnh Tổng cục HQ)

Cụ thể, từ 16/5 - 15/6/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.421 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 549,23 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 06 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 20,2 tỷ đồng.

Lũy kế từ 16/12/2022-15/6/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 8.068 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.674,8 tỷ đồng, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2022 . Cơ quan Hải quan đã khởi tố 18 vụ, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022 và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 59 vụ, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 314,8 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cảnh báo cho các Cục Hải quan tỉnh thành phố, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát hải quan: Cảnh báo rủi ro đối với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục từ chối nhận hàng và tái xuất để buôn lậu, GLTM; Tăng cường công tác chống buôn lậu, GLTM và thất thu thuế trong thời gian tới; Tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, ma túy qua đường hàng không; Cảnh báo về thực phẩm nhập khẩu có dấu hiệu chứa thành phần cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe và việc lợi dụng đường hàng không để buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa vi phạm.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ về việc giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15, bến đò Dân Tiến, Quảng Ninh và lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về việc giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Qúyt Lạng Sơn - Quảng Ninh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 442/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, theo đó đã tổng kết, đánh giá 05 năm thi hành Thông tư và thành lập Tổ soạn thảo lấy ý kiến các thành viên về những định hướng, nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư.

Cùng với đó, tham dự Hội nghị khởi động Chiến dịch Con rồng Mê Kông giai đoạn 5 tại Thượng Hải - Trung Quốc; tham gia Chiến dịch chia sẻ thông tin nghiệp vụ về buôn bán, vận chuyển qua đường hàng không 04 chất (gọi tắt là chiến dịch Knockout); ...

Về công tác đấu tranh phòng chống ma túy: Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới có chiều hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi: cất giấu, ngụy trang ma tuý thành hàng hóa, hành lý thông thường, mang theo người... tập trung chủ yếu tại các các cửa khẩu biên giới giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Đặc biệt, tình hình tội phạm ma tuý có chiều hướng gia tăng tại tuyến hàng không, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, trong đó có sự chuyển dịch từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra Sân bay quốc tế Nội Bài sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía Nam với các loại ma túy tổng hợp, các loại thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa.

Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các văn bản cảnh báo nghiệp vụ về những phương thức, thủ đoạn cất giấu chất hướng thần, hiện tượng ma túy trôi dạt trên biển và tăng cường quản lý, kiểm soát caffeine.

Ban hành Quyết định 872/QĐ-TCHQ ngày 19/4/2023 phê duyệt chương trình tài liệu tập huấn công tác phòng chống ma túy của lực lượng Hải quan và Quy định định mức giá mua chó đầu vào cho Lớp đào tạo cho huấn luyện viên và chó nghiệp vụ phát hiện các chất ma túy năm 2023. Làm việc với Cục Kỹ thuật nghiệp vụ - Bộ Công an trong công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, GLTM vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tình hình mới. Phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Cục C04) - Bộ Công an tổ chức tổ chức Hội nghị Đánh giá tình hình và đề ra giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến đường hàng không.

Hồng Như 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.