Kỳ 2: Cải thiện đời sống người dân vùng biên là yếu tố then chốt cho an ninh biên giới

20/08/2024 9:15 (GMT+7)
(KD&BM Online) - Hoạt động kinh tế biên mậu không chỉ phát triển kinh tế đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, mở rộng thị trường mà còn cải thiện đời sống xã hội người dân; tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí và củng cố an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới. Có thể thấy rõ, hoạt động kinh tế biên mậu phát triển đã làm phong phú, sống động hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh biên giới.

Đời sống người dân dần được cải thiện

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng phát triển kinh tế biên mậu luôn được tỉnh Đồng Tháp quan tâm đầu tư qua từng năm, từng giai đoạn. Các cấp, ngành của tỉnh nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính và chủ động ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu và xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở của tỉnh. Đặc biệt, công tác phát triển kinh tế biên mậu gắn với chương trình ổn định dân cư biên giới.

Đời sống người dân biên giới  được nâng cao

Đời sống người dân biên giới  được nâng cao

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, kinh tế - xã hội khu vực biên giới thời gian qua phát triển theo tình hình chung. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng lên, an ninh trật tự khu vực biên giới tiếp tục ổn định.  Ngoài ra kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới tỉnh Đồng Tháp (số 245-KL/TU ) thì 6/10 chỉ tiêu có tiến độ thực hiện tốt, cơ bản đạt và vượt mục tiêu hàng năm gồm: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người, lao động được tạo việc làm, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, xây dựng xã nông thôn mới. Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

Cán bộ chiến sĩ Đồn biên Phòng cửa khẩu Quốc tế Thường Phước luôn quan tâm chăm lo đời sống người dân.

Cán bộ chiến sĩ Đồn biên Phòng cửa khẩu Quốc tế Thường Phước luôn quan tâm chăm lo đời sống người dân.
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên Phòng cửa khẩu Quốc tế Thường Phước luôn quan tâm chăm lo đời sống người dân.

Giai đoạn 2021 - 2024, khu vực biên giới của tỉnh thu ngân sách ước tăng bình quân 13,19%/năm (kế hoạch tăng từ 10 - 12%/năm); giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa biên mậu ước tăng bình quân 28,5%/năm ( tăng 8%/năm). Thu nhập bình quân đầu người ở các huyện, thành phố khu vực biên giới giai đoạn 2021 - 2024 ước tăng bình quân từ 9,11 - 11,87%/năm (kế hoạch tăng 9 - 11%/năm). Dự kiến đến cuối năm 2024, có 94,32% dân cư tham gia bảo hiểm y tế; 93,2% gia đình đạt chuẩn văn hóa; 94% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch; hộ nghèo giảm còn 1,85%; 19/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 8 xã biên giới.

Giáo dục là vấn đề mà địa phương luôn quan tâm, chú trọng.

Giáo dục là vấn đề mà địa phương luôn quan tâm, chú trọng.
Giáo dục là vấn đề mà địa phương luôn quan tâm, chú trọng.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục các địa phương khu vực biên giới từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo của các địa phương biên giới chưa đạt so với mặt bằng chung của tỉnh. Ngoài ra, để ổn định đời sống người dân hằng năm, địa phương cũng hỗ trợ việc làm cho khoảng 8.708 lao động, trong đó, có khoảng 336 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Nhiều dự án trọng điểm được đầu tư góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều dự án trọng điểm được đầu tư góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Để kinh tế biên mậu có những bước phát triển tích cực góp phần nâng cao đời sống người dân, tỉnh đã phân bổ khoảng 6.371/7.925 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm tại khu vực biên giới. Bên cạnh đó, có khoảng 1.770 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư từ vốn bộ, ngành Trung ương hỗ trợ cho khu vực biên giới như: dự án kè An Lạc (820 tỷ đồng); dự án nâng cấp, cải tạo kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng (950 tỷ đồng). Tỉnh đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ khoảng 1.238 tỷ đồng cho dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Dinh Bà - Hồng Ngự. 

Những tháng đầu năm 2024, theo báo cáo Cục Hải Quan tỉnh Đồng Tháp, các Chi cục trực thuộc Cục đã làm thủ tục 12.178 tờ khai, kim ngạch 610,98 triệu USD. Trong đó kim ngạch xuất nhập biên giới đất liền đạt 289.369.419 USD ( tăng 3.769 tờ khai, kim ngạch tăng 216,25 triệu USD so với cùng kỳ 2023). Ước tính cuối năm 2024, kim ngạch đạt khoảng 1.050 triệu USD. Kết quả thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 221,474 tỷ đồng, đạt 141,07% dự toán được Thủ tướng giao (157 tỷ), ước tính cuối năm 2024 đạt 400 tỷ đồng ( do phải hoàn thuế cho doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu nên dự kiến thực thu ước đạt trên 260 tỷ đồng).

Đảm bảo an ninh trật tự biên giới

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa tỉnh Đồng Tháp với nước bạn ngày càng phát triển và đạt được những kết quả tích cực. Tiền đề tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước thường xuyên qua lại, giao lưu trao đổi hàng hóa… Song song đó, công tác bảo vệ biên giới được phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả, góp phần duy trì ổn định an ninh khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ biên phòng tăng cường chống buôn lậu đảm bảo an ninh biên giới.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ biên phòng tăng cường chống buôn lậu đảm bảo an ninh biên giới.

Thiếu tá – Võ Văn Trung, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước cho biết: “Trong những tháng đầu năm 2024, tình hình biên giới, địa bàn cơ bản ổn định, Quốc phòng, An ninh được giữ vững. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới được củng cố và phát triển. Đơn vị phối hợp tốt với các lực lượng và phía đối diện thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới cửa khẩu. Bên cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật; lan toả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; đấu tranh phòng chống các loại tội phạm… Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh trật tự  trên địa bàn; giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh khu vực biên giới”.

Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới được củng cố và phát triển.

Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới được củng cố và phát triển.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, tỉnh Đồng Tháp đề nghị các ngành chức năng cùng địa phương phải luôn tập trung làm tốt công tác phối hợp nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.  Xác định, việc nâng cao nhận thức hiểu biết cho Nhân dân là giải pháp then chốt có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng đồn biên phòng, các ban, ngành, đoàn thể đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền. Vận động Nhân dân thực hiện tốt Luật Biên phòng Việt Nam, các hiệp định, hiệp nghị giữa hai Nhà nước; xây dựng biên giới “Hoà bình hữu nghị” để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, các lực lượng chức năng trên địa bàn phát động phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tới người dân. Hàng năm, tổ chức ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép đến với 100% các hộ dân trên địa bàn.

Hàng hóa chờ được kiểm tra trước khi thông quan tại cửa khẩu đường sông.

Hàng hóa chờ được kiểm tra trước khi thông quan tại cửa khẩu đường sông.

Ông Đặng Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Hải Quan Đồng Tháp cho biết: “ngành hải quan đã luôn chủ động, tích cực phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Xác định công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại là một trong nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian qua, lực lượng đơn vị  tại các cửa khẩu duy trì phối hợp tuần tra kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu biên giới để phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa và các tội phạm khác. Nên tình hình buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhìn chung không phức tạp; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội  duy trì ổn định”.

Các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra người và phương tiện qua lại khu vực biên giới.

Các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra người và phương tiện qua lại khu vực biên giới.

“Song song đó, các lực lượng biên phòng, công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp, người dân khu vực biên giới về tác hại của ma túy; buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để biết không tham gia không tiếp tay.  Đồng thời, hỗ trợ lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng chống buôn lậu qua đó nhắm và quản lý được tình hình không để phát sinh đường dây ổ nhóm điểm nóng về buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa trên địa” ông Tiến nói thêm.

Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới dài khoảng 50km giáp với với tỉnh Prây Veng - Campuchia với 07 cặp cửa khẩu, trong đó có 02 cửa khẩu Quốc tế (Dinh Bà, Thường Phước) và 05 cửa khẩu phụ, thuộc các địa phương khu vực biên giới gồm: Huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và thành phố Hồng Ngự.  Hiện toàn tuyến biên giới đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc với 16/16 cột mốc và cắm được 131 vị trí/131 mốc phụ và cọc dấu (101 mốc phụ, 30 cọc dấu).

(Kỳ 3: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi làm đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển)

Lam Giang - Phong Lê – Nhân Quý

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.