Kinh tế biên mậu: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới (5 kỳ)

19/08/2024 20:25 (GMT+7)
(KD&BM Online) - Việt Nam có tổng chiều dài gần 5.000km biên giới đất liền với Lào, Trung Quốc và Camphuchia, chạy dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp với 02 tỉnh biên giới của Trung Quốc, 10 tỉnh biên giới của Lào và 09 tỉnh biên giới của Campuchia. Tại các tỉnh phía Nam ( Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang,…) với lợi thế giao thông thuận lợi, cùng với việc ký kết các hiệp định ngoại thương với nước bạn Canpuchia và cơ chế chính sách phù hợp. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế biên mậu giữa các tỉnh với nước bạn láng giềng ngày càng khởi sắc

Kỳ 1: Hoạt động thương mại qua biên giới - thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Những năm qua, kinh tế biên mậu, hoạt động thương mại qua biên giới dưới các hình thức xuất - nhập khẩu hàng hoá qua biên giới; buôn bán tại các chợ (chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, đã  phần nào thúc đẩy sản xuất; nâng cao đời sống người dân,…góp phần phát kinh tế xã hội địa phương.

Vực dậy sau ảnh hưởng Covid-19

Sau 3 năm bị ảnh hưởng, gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, hoạt động hợp tác thương mại biên giới Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng với nước bạn Campuchia đã sôi động trở lại với việc khôi phục hoạt động thông quan tại các cặp cửa khẩu. Cùng với đó là các cuộc gặp, làm việc chính thức giữa lãnh đạo hai nước, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương truyền thống giữa hai nước nói chung và giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với Campuchia đã diễn ra với nhiều hình thức đa dạng góp phần thúc đẩy thương mại biên mậu giữa hai nước.